Các bất động sản khách sạn, thương mại và nhà ở có nhiều thương vụ thành công nhất, trong đó nổi lên là thương vụ Daewoo Hotel, G.S Củ Chi và một loạt dự án căn hộ do Đất Xanh và Hoàng Quân mua lại.
Tháo chạy khỏi BĐS, đại gia bỏ của giữ thân
BĐS ngoại bán rẻ để tháo chạy?
Được bơm tiền, đại gia BĐS chưa thoát cửa tử
BĐS show hàng săn kiều hối cuối năm
BĐS ngoại bán rẻ để tháo chạy?
Được bơm tiền, đại gia BĐS chưa thoát cửa tử
BĐS show hàng săn kiều hối cuối năm
Cơ cấu lại danh mục đầu tư, cơ cấu lại dòng tiền do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nhiều chủ dự án đã tính đến phương án chuyển nhượng lại các dự án BĐS. Bên cạnh đó, nhằm thực hiện chiến lược thoái vốn ra khỏi lĩnh vực đầu tư ngoài ngành của mình, nhiều đơn vị thoái khỏi bất động sản, chuyển nhượng lại các dự án.
Kinh tế mặc dù vẫn còn ảm đạm, tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn có cái nhìn tích cực, một số nhà đầu tư coi đây là thời điểm để mua tài sản giá rẻ, thâm nhập thị trường BĐS Việt Nam, bởi Việt nam vẫn được xem là thị trường có tiềm năng trung và dài hạn.
Thời gian trước đây, các tài sản được thanh lý thường là những dự án, khu đất nằm xa trung tâm, nhưng gần đây các dự án, tài sản gần khu trung tâm hơn cũng đã bắt đầu đưa ra giao dịch. Trong 2012, đã có rất nhiều thương vụ M&A BĐS giao dịch thành công với giá trị lớn, xin được tổng hợp 10 thương vụ lớn nhất trong năm:
1.Daewoo Hotel Hà Nội-100 triệu USD
Tháng 3/2012 thị trường bất động sản ghi nhận thương vụ M&A đình đám nhất trong năm đó là công ty Daewoo E&C Hàn Quốc đã bán 70% cổ phần trong khách sạn Daewoo cho Công ty Điện tử Hanel. Với 30% cổ phần nắm giữ từ trước, Hanel đã trở thành đơn vị sở hữu 100% cổ phần tại Daewoo Hotel Hà Nội.
Dù trước đó Lotte và Daewoo đã có bản ghi nhớ với khoản tiền 110 triệu USD để mua lại toàn bộ 70% cổ phần này từ Daewoo. Tuy nhiên, Hanel đã vượt qua Lotte để trở thành ông chủ mới của khách sạn Daewoo với giá đề nghị của Hanel chỉ 90 triệu USD và một số điều khoản ưu tiên khác. Tháng 7/2011 Hanel đã dùng quyền ưu tiên của mình để mua lại toàn bộ 70% cổ phần trên với trị giá khoảng 100 triệu USD.
Hiện Daewoo còn được biết đến với nhiều dự án bất động sản và nhà thầu lớn. Daewoo cũng đã mua lại từ 4 đối tác khác của Hàn Quốc để trở thành chủ dự án Tây Hồ Tây 217ha, tổng thầu chính dự án Daewoo Cleve tại Văn Phú, Hà Đông,...
2. Metropole Hà Nội -58,7 triệu USD
Mặc dù chưa công bố giao dịch thành công, nhưng việc công bố thoái vốn khỏi Metropole Hà Nội từ VinaCapital mới đây, được hứa hẹn sẽ là một trong những thương vụ nổi bật của năm.
Vào cuối tháng 11, Quỹ VinaCapital Việt Nam Opportunity Fund (VOF) đã thuê công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle rao bán 50% cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội, tương đương giá trị sổ sách 58,7 triệu USD.
Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành, Tập đoàn VinaCapital khẳng định việc thoái vốn khỏi khách sạn 5 sao nổi tiếng này là chiến lược mang lại lợi nhuận cho quỹ về lâu dài.
3. G. S Chủ Chi -24 triệu USD
Trong thời gian đầu năm thị trường ghi nhận C.T group mua lại 95% cổ phần tại Công ty G.S Củ Chi với giá 24 triệu USD (tương đương 480 tỷ đồng) để trở thành chủ đầu tư mới của dự án sân golf 36 lỗ và khu biệt thự tại Củ Chi.
C.T Group hiện đang tập trung triển khai dự án tại khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên, chưa thực hiện dự án nào tại Hà Nội.
4.Satra hợp tác với Ayala (Philippines) triển khai dự án hơn 30 triệu USD
Satra đã ký kết một bản ghi nhớ với tập đoàn Ayala (Philippines) để cùng xúc tiến phát triển dự án khu phức hợp trung tâm thương mại và căn hộ cao tầng trên đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 6, TPHCM.
Quy mô của dự án này khoảng 31-34 triệu USD, Satra sẽ nắm chi phối phần vốn góp của dự án. Ayala đã chuẩn bị một quỹ đầu tư 30 triệu USD, có thể sẽ nâng lên 80 triệu USD để đầu tư vào bất động sản.
5.Crown Offices Building
Thương vụ M&A bất động sản âm thầm nhất trong năm đó là việc Viettel mua lại tòa nhà văn phòng của Công ty TNHH Trần Hồng Quân. Thương vụ này không công bố rộng rãi thông tin và giá trị chuyển nhượng, nhưng theo ghi nhận của giới đầu tư BĐS, tòa nhà văn phòng này ước tính trị giá khoảng 30 triệu USD.
Crown Offices Building là khu tổ hợp dùng cho thuê văn phòng, ngân hàng, dịch vụ thương mại. Đây là khu tổ hợp cao 24 tầng nằm trong khu phức hợp Crown Plaza với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD. Tòa nhà có tổng diện tích sàn 15.880m2.
6. Đất Xanh mua lại phần căn hộ dự án Thiên Lộc – 14,4 triệu USD
Tọa lạc tại trung tâm hành chính quận Gò Vấp, dự án Thiên Lộc có diện tích đất là 6400m2, diện tích sàn xây dựng: 43,332 m2, mật độ xây dựng: 46,5%. Dự án có 3 block ( A1, A2, B), diện tích căn hộ từ: 45 m2 – 81m2.
Vào tháng 8 năm 2012, C.T Group đã có thương vụ mua lại cổ phần tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Thiên Lộc (đơn vị sở hữu dự án Thiên Lộc có diện tích 6400m2) để trở thành chủ mới dự án này. Sau đó, Đất Xanh đã bỏ ra 300 tỷ đồng để mua lại toàn bộ phần căn hộ của Block A1 và A1 của dự án này.
7.Gia Phú – 250 tỷ đồng
Vào tháng 10/2012 vừa qua, Đất Xanh Group công bố việc mua lại dự án thứ hai trong năm của mình với trị giá 250 tỷ đồng để trở thành ông chủ mới của dự án Gia Phú từ Công ty TNHH địa ốc Gia Phú.
Dự án Gia Phú được đổi tên thành dự án Sunview 5 Apartment có quy mô 5,575.50 m2, diện tích xây dựng 2,592.50 m2, cao 15 tầng, tọa lạc tại số 72 - 74 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp.HCM.
8. Vina Properties mua lại Novotel Phan Thiet
Tháng 8/2012, Vina Properties Development Group công bố đã hoàn tất mua lại tổ hợp khách sạn và sân gôn Novotel Phan Thiet Ocean Dunes and Golf Resort tại tỉnh Bình Thuận, chuyển tên thành DuParc Phan Thiet Ocean Dunes & Golf Resort. Giá trị thương vụ không được tiết lộ.
Bên cạnh sân gôn 18 lỗ, dự án còn có khu khách sạn 4 sao với 123 phòng do Tập đoàn quản lý khách sạn Accor quản lý.
9. Vinaconex thoái khỏi dự án Park City
Tháng 10/2012 vừa qua, Vinaconex đã hoàn tất chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Vinaconex Hoàng Thành (Vinaconex Hoàng Thành), chủ đầu tư dự án Park City tại quận Hà Đông (Hà Nội). Vinaconex không tiết lộ đơn vị mua lại.
Dự án Park City tọa lạc tại quận Hà Đông (Hà Nội) có số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đôla, quy mô rộng 77 ha gồm 15 tiểu khu riêng biệt. Sau khi hoàn thành, khu đô thị này sẽ mang đến cho cư dân 7.000 căn nhà gồm 952 biệt thự, hơn 6.000 căn hộ chung cư, trung tâm thương mại.
10. Hoàng Quân mua phần lớn căn hộ Babylon Residence
Babylon Residence có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng do Công ty TNHH Tư vấn và Kinh doanh Nhà Đạt Gia làm chủ đầu tư. Theo nguồn tin từ HQC, HQC đã đầu tư một lượng tiền lớn vào dự án để mua lại phần lớn trong số hơn 500 căn hộ của block A3 dự án này, đổi tên thành Cheery4 Complex.
Dự án được xây dựng trên khu đất quy hoạch 28.280m2 tại phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.HCM, gồm 590 căn hộ chung cư và 34 nhà liên kế vườn nằm xung quanh.
Trước đó, Hoàng Quân cũng đã mua lại dự án Võ Đình từ Công ty TNHH Võ Đình tại quận 12, Tp.HCM đổi tên thành dự án Cheery2, và dự án Hóc Môn từ Công ty CP Thương mại Hóc Môn tại Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp.HCM đổi tên thành dự án Cheery3.
Bên cạnh đó, một số dự án BĐS lớn khác trong tương lại cũng sẽ “đổi chủ” như Splendora tại Hà Nội khi Vinaconex đang sở hữu 50% có nhu cầu chuyển nhượng lại, dự án đang được định giá để chào bán công khai cho đối tác có nhu cầu.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng đang xin ý kiến các cơ quan chức năng để chuyển nhượng dự án khu phưc hợp Tân Cảng 37ha tại 722 Điện Biên Phủ, phường 22, Bình Thạnh, Tp.HCM.
(Theo TTVN)