- Một lượng vốn khổng lồ do Nhà nước nắm giữ tại các DN lớn sẽ được bán ra. Đây là ‘hàng ngon’ rất được trông đợi. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua ngay dù biết trước giá không hề rẻ. Trong năm 2013, dù rất eo hẹp đồng tiền nhưng hoạt động thoái vốn của Nhà nước vẫn được giới đầu tư quan tâm. Nhiều cổ phiếu hấp dẫn đã được các đại gia trong nước và nước ngoài quyết mua khá nhanh chóng.

Hàng ngon không tiếc tiền

Ngày 20/12, trên TTCK tập trung 6,5 triệu cổ phiếu VCF của Vinacafe Biên Hòa, tương đương hơn 24% vốn của DN này đã được chuyển nhượng thông qua thỏa thuận với tổng giá trị lên tới gần 880 tỷ đồng.

Đây là lượng cổ phiếu này do Tổng công ty Cà phê (Vinacafe) bán ra để cơ cấu tài chính như đã đăng ký trước đó. Thương vụ này tiếp tục cho thấy sự thành công của Vinacafe trong thoái vốn bởi VCF là một trong số rất ít các cổ phiếu có đà tăng trưởng gấp 3 lần trong 3 năm qua với thị giá cao gần 140.000 đồng/cp như hiện nay.

Điều khá bất ngờ là bên nhận chuyển nhượng không phải là Masan Consumer khi nhiều lần thể hiện bỏ thêm tiền để nâng tỷ lệ sở hữu tại VCF vốn đã ở mức trên 50%. Bên nhận chuyển nhượng 6,5 triệu cổ phiếu VCF được xác định là NĐT ngoại và sẽ sớm được công bố do đã trở thành cổ đông lớn của VCF.

{keywords}

Khối lượng tiền rất lớn đổ vào để chỉ nắm giữ 24% VCF đã phần nào cho thấy sự hấp dẫn của Vinacafe – DNNN cổ phần hóa cổ phiếu rất có giá..

Trong tuần, giới đầu tư cũng xôn xao với chương trình phát hành cổ phiếu giá cao của Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (NSC). Mức giá 65.000 đồng, cao hơn gấp đôi so với giá sổ sách đã gây ra nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này bởi nhiều NĐT lo ngại không có sẵn tiền để đóng góp.

Tuy nhiên, cuối cùng các cổ đông cũng thông qua việc này với tỷ lệ cao. Trong đó, cổ đông lớn là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang nắm giữ trên 11% cũng đã đồng thuận. Trong diễn biến trước đó, SCIC đã nhận được văn bản buộc phải thoái vốn khỏi một số DN, trong đó có NSC.

Động thái đại hội cổ đông NSC với 95% cổ đông hiện hữu thông qua phương án phát hành thêm vốn nhiều tranh cãi cho thấy DN đứng đầu ngành giống cây trồng trên cả nước (dự kiến chiếm 25% thị phần vào năm 2016) này cho thấy lãnh đạo DN này cũng như các cổ đông lớn tin tưởng vào sự hấp dẫn của NSC<

Như vậy, nếu SCIC thoái vốn đây có thể sẽ là một thương vụ được giá.

Trước đó, trong năm 2013 đó có nhiều thương vụ thoái vốn thành công của các ông lớn nhà nước. Cso thể kể đến Vietnam Airlines bán hơn 24 triệu cổ phiều Techcombank; EVN thoái hơn 250 tỷ đồng cổ phiếu ABBank; Vietcombank bán 2,7 triệu cổ phiếu PVD thu về 160 tỷ đồng và tiếp tục đăng ký bán 2,65 triệu cổ phiếu nữa; SCIC thoái vốn tại KSC; PVN giảm mạnh tỷ lệ sở hữu sau khi PVFC hợp nhất với Westernbank; Sabeco thoái vốn tại Bảo Việt…

Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản - Khoáng sản Việt Nam Vinacomin (TKV) cũng đã thoái vốn thành công tại bảo hiểm SHB - Vinacomin, Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV, Công ty cổ phần Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không. Bên cạnh đó, Vinacomin cũng đã chọn được đối tác để chuyển nhượng công ty Tài chính Than - Khoáng sản.

Vinatex thoái vốn ở 7 DN thu về hơn 200 tỷ đồng. Tập đoàn này cũng đang thúc đẩy thoái vốn tiếp tại một số lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng tài chính khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Bắt đầu con sóng lớn?

Có thể thấy, chương trình tái cơ cấu DNNN đã, được nói đến rất nhiều nhưng trên thực tế kết quả triển khai chưa được bao nhiều do nhiều vướng mắc về pháp lý, thua lỗ, nợ nần, TTCK trầm lắng, khó khăn trong việc xác định giá trị DN…

{keywords}

Hiện đã có hàng chục đề án tái cơ cấu cấp tập đoàn, tổng công ty đã được phê duyệt và hạn chót thoái vốn ngoài ngành được xác định là 2015 nhưng trên thực tế việc triển khai khá chậm chạm, với chỉ khoảng 20% vốn ngoài ngành được thoái thành công.

Trong khi đó, quá trình cổ phần hóa các DNNN với những kế hoạch IPO các ông lớn như VietnamAirlines, VinaPhone, MobiFone… cũng chưa có nhiều tín hiệu tích cực. Các DN có vốn Nhà nước chi phối như Sabeco, GAS, Bảo Việt Holding, DPM, VietinBank… vẫn chưa tìm được đối tác thích hợp để giảm tỷ lệ vốn NN.

Tuy nhiên, với những chuyển biến từ cuối 2013 cả về mặt chính sách lẫn sự quan tâm của giới đầu tư dường như một cơn sóng thoái vốn Nhà nước đang hình thành và có thể trở nên dữ dội trong năm 2014.

Hiện tại, đã có khá nhiều vụ chào bán hứa hẹn khả năng thành công cao như các trường hợp: SCIC bán 1,6 triệu cổ phiếu Nước khoáng Vĩnh Hảo giá 85.000 đồng/cp (Masan Consumer có kế hoạch mua 100% cổ phần DN này); SCIC thoái vốn tại Vinaconex VCG (255,3 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 2.700 tỷ đồng), Nhựa Bình Minh BMP (gần 1.000 tỷ đồng), Nhựa Thiếu niên Tiền Phong NTP (gần 1.000 tỷ đồng), Tập đoàn Bảo Việt BVH (hơn 900 tỷ đồng), Tập đoàn FPT (hơn 800 tỷ đồng), Traphaco - TRA (gần 800 tỷ đồng), Vĩnh Sơn Sông Hinh - VSH (hơn 700 tỷ đồng), Nhựa Rạng Đông - RDP, Nhiệt điện Phả Lại (PPC)...

Quan trọng hơn cả chính là những chuyển biến về quan điểm và chính sách của các cơ quan quản lý. Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN. Có thể, ngay trong tháng 1/2014, Chính phủ sẽ cho phép bán nhanhcác khoản đầu tư ngoài ngành thua lỗ.

Khẳng định điều này, tại Hội nghị tổng kết của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, quan chức Bộ Tài chính nói; cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014.

Mạnh Hà