Ngày 3/1/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam.

Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lượcnước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam. Quy định mới cao hơn 5% so với quy định cũ tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP đang áp dụng. Nghị định cũng nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và các cá nhân liên quan tại một TCTD từ 15% trước đây lên 20%.

Trước đây, theo Nghị định từ năm 2007, để sở hữu tối đa20% vốn điều lệ của một ngân hàng nội cần phải được sự chấp thuận của Thủ tướng.

Một cá nhân nước ngoài có thể sở hữu tối đa 5% vốn điều lệcủa một TCTD, một tổ chức nước ngoài được sở hữu tối đa 15% vốn điều lệ của một TCTD, trừ trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ này là 20%.

{keywords}
Nới room mở cơ hội cho nước ngoài mua đứt một ngân hàng Việt Nam.

Tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%, tỷ lệ này không thay đổi so với trước đây.

Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếukém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tưchiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tạ imột tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Tỷ lệ sở hữu quy định nêu trên bao gồm cả phần vốn nhà đầutư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần tại ngân hàng trong nước.

Ngoài ra, Nghị định 01 cũng quy định rõ, trong trường hợpđặc biệt để thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém, room để vào ngânhàng nội địa có thể vượt mức 30% này, tùy thuộc vào quyết định của Thủ tướng.Bên cạnh đó, Nghị định cũng không đề cập tới mức tối đa trong trường hợp Thủ tướngcho phép vượt room.

Room vào ngân hàng nội địa trong trường hợp thông thường(không thuộc diện yếu kém, cần tái cơ cấu) dù vẫn giữ ở mức 30% nhưng điều kiện tài chính được quy định theo hướng mở hơn. Theo đó, để mua cổ phần và nắm giữtrên 10% vốn điều lệ, tổ chức đó phải có tổng tài sản ít nhất 10 tỷ USD (vớingân hàng, công ty tài chính, cho thuê tài chính). Tổ chức này cũng phải được xếphạng tín nhiệm từ mức ổn định hoặc tương đương trở lên. Ngoài ra, việc mua cổphần không ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh.

Để là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, ngoài đáp ứng cácđiều kiện trên, tổ chức đó phải có ít nhất tổng tài sản 20 tỷ USD trong năm liền kề trước khi nộp hồ sơ mua cổ phần, có kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực tàichính ngân hàng từ 5 năm trở lên.

PV