Cơ quan dược và thực phẩm Mỹ (FDA) tiến hành điều tra về phẩm màu Caramel trong đồ uống Sprite, Diet Coke, Coca-Cola, Coke Zero, Dr Pepper, Dr Snap, Brisk Iced Tea, A&W Root Beer, Pepsi, Diet Pepsi, Pepsi One và Malta Goya.

 

Ủy ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lương - Nông (JECFA) cho hay, trong phẩm màu Caramel chứa hóa chất 2 - methylimidazol (2-MI) và 4- methylimidazol (4-MI).

Theo Viện nghiên cứu sức khỏe môi trường tại Mỹ, sau khi thử nghiệm những thành phần này trên chuột, phát hiện có khả năng gây ung thư, phổi, gan, tuyến giáp trên vật thí nghiệm.

Trước đây, FDA giám sát an toàn thực phẩm ở Anh và châu Âu cho rằng, phẩm màu Caramel  không đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng.

Trong khi đó, cơ quan y tế ở California cho rằng, hóa chất này gây ra nhiều bệnh ung thư và yêu cầu các hãng đồ uống cần phải ghi cảnh báo ung thư trên các sản phẩm chứa 4-MI.

{keywords}

Trước động thái điều tra của FDA, hãng Coke, Pepsi, Coca – Cola cam kết sẽ giảm nồng độ 4-MI trong đồ uống trên toàn thế giới.

Hơn nữa, PepsiCo Inc thông báo sẽ giảm phẩm màu Caramel  trong sản phẩm, nhưng không ảnh hưởng đến hương vị của Soda. Những thành phần trong sản phẩm  của hãng sẽ được hoàn thiện trong tháng 2 tới.

Vấn đề gây hại cho sức khỏe của phẩm màu Caramel đã gây xôn xao dư luận sau cuộc điều tra của Consumer Reports với 81 loại nước soda khác nhau mua tại California và New York trong khoảng thời gian từ tháng  4 - 9 năm 2013.

Kết quả cho thấy, một mẫu lấy từ Pepsi ở California sản xuất từ tháng 4-9 năm 2013 chứa 42,5 microgram 4-MI và 39,5 microgram 4-MI trong mẫu thử nghiệm tháng 12/2013. Trong khi đó, Coke, Coke Zero và Diet Coke chỉ chứa hơn 5 microgram 4-MI.

Urvashi Rangan, giám đốc điều hành của Trung tâm An toàn thực phẩm và bền vững thuộc Consumer Reports nhấn mạnh, không có lý do gì để người dùng phải hấp thụ những sản phẩm có hại trong khi có thể tránh được.

Điều lý tưởng nhất là các nhà sản xuất đồ uống cho khoảng 4 microgram 4-MI trong sản phẩm. Dù vậy, FDA cho rằng, với liều lượng từ các sản phẩm nước ngọt, một người phải dùng mỗi ngày hơn 1.000 lon sản phẩm mới bị ung thư.

Nhưng đã thành thông lệ, mỗi khi các cơ quan thực phẩm điều tra là các hãng sản xuất lại hứa hẹn giảm thành phần bị nghi ngờ có hại cho sức khỏe để “lấy lòng” người tiêu dùng, nhưng thực chất, họ có làm thế không, hay chỉ tìm cách “qua mặt” các đợt kiểm nghiệm, điều tra, thì có “trời mới biết” được.

Theo  Daily Mail