Một chủ trang trại tại Vĩnh Phúc trả nợ 50 triệu đồng tiền thức ăn gia súc bằng gà. Không chỉ với những người kinh doanh nhỏ, nhiều công ty cũng phải chấp nhận hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng hiện vật. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ những khách hàng vừa và nhỏ, gặp khó khăn về tài chính mới áp dụng cách này thì nay, một số "đại gia" cũng đem sản phẩm ra để trả nợ.

Chị Hằng là chủ một đại lý kinh doanh thức ăn gia súc lớn tại Vĩnh Phúc từ nhiều năm nay. Đặc điểm của việc kinh doanh mặt hàng này là khách hàng thường nợ từ đầu đến cuối lứa chăn nuôi, khi nào bán được gia súc mới thanh toán. Gần đây, chủ một trang trại nợ hơn 50 triệu đồng tiền hàng đến kỳ trả không có nên đề nghị được thanh toán bằng gà.

"Giá gà lại đang rẻ vì có dịch cúm. Khách hàng cũng chưa bán được để thanh toán tiền cho mình", chị Hằng cho hay.

Từ khi kinh doanh mặt hàng thức ăn gia súc, chị Hằng thường xuyên phải nhận "sản phẩm" như ngan, gà, vịt, thịt lợn... để khấu trừ nợ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên bà chủ này bị "ép" nhận nợ với số tiền lớn như vậy.

{keywords}
Nhiều người kinh doanh thức ăn gia súc phải nhận nợ bằng cả đàn gà.

Không chỉ với những người kinh doanh nhỏ, nhiều công ty cũng phải chấp nhận hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng hiện vật. Chị Quỳnh, phụ trách kinh doanh một công ty quảng cáo cho biết, việc khách hàng trả chi phí bằng hiện vật không phải chuyện lạ.

Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ những khách hàng vừa và nhỏ, gặp khó khăn về tài chính mới áp dụng cách này thì nay, một số "đại gia" cũng đem sản phẩm ra để trả nợ.

"Họ dùng từ phiếu mua hàng, bếp gas, thậm chí là ôtô... để thanh toán tiền quảng cáo. Trị giá số tiền nợ trong hợp đồng dao động từ vài chục đến vài trăm triệu.

Trước đó, dư luận đặc biệt quan tâm việc 7 ngân hàng đã vây xiết nợ đại gia cafe, thuộc một công ty xuất khẩu cà phê lớn ở Bình Dương

Chiều 6/6/2013, trời đổ mưa to nhưn​g trụ sở Công ty TNHH Trường Ngân (khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) náo nhiệt khi có hàng chục người đến đây để giải quyết món nợ tín dụng mà doanh nghiệp này đã vay.

Đại diện thu hồi nợ của 7 ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng Quân đội MB, Ngân hàng Quốc tế VIB, ngân hàng Phương Đông OCB, Agirbank, Maritime Bank, Vietinbank và Techcombank đều cử lực lượng bảo vệ nhằm giám sát nhà kho - nơi được cho là còn hàng ngàn tấn cà phê tồn kho của doanh nghiệp. Thông tin ban đầu cho hay số hàng này đang được thế chấp tại một loạt ngân hàng trên.

{keywords}
Các ngân hàng đưa bảo vệ đến giám sát kho hàng

Hầu hết các ngân hàng đều khẳng định mình là “người đến trước”, tính pháp lý liên quan việc phát mãi tài sản đối với khối lượng hàng hoá thể hiện trong hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp với ngân hàng mình.

“Doanh nghiệp là khách hàng thân quen của ngân hàng VIB từ năm 2005. Khi cho vay, chúng tôi đã có đầy đủ hồ sơ, hợp đồng theo quy định. Đến thời điểm xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp nợ ngân hàng gần 119 tỷ đồng, trong đó có 111 tỷ tiền nợ gốc ”, đại diện thu hồi nợ phía Nam của VIB nói.

Vụ tranh chấp trên chỉ yên lắng khi lực lượng công an có mặt, tổ chức họp bàn cùng các ngân hàng. Sau gần 2 giờ làm việc, Công an thị xã Dĩ An và đại diện thu hồi nợ của 7 ngân hàng thương mại đã quyết định đình chỉ mọi hoạt động xuất hàng hoá khỏi kho, chờ việc hợp bản kiểm kê trước sự có mặt của các ngân hàng, đồng thời sẽ tổ chức họp bàn để giải quyết liên quan đến vụ tranh chấp.

Theo Đất Việt