Tem phiếu Việt Nam, tiền phát âm thanh, khoai tây nghiền hay muối đều là những phiên bản tiền tệ từng xuất hiện trên thế giới.

1. Tiền đá Rai

{keywords}

Là phiên bản lớn và kỳ lạ nhất thế giới, đá Rai - loại đá vôi dẹt được khoét lỗ ở giữa, đương kính 3,6m và trọng lượng tới 8 tấn - là loại tiền tệ chỉ sử dụng tại đảo Yap, Solomon. Để có thể làm ra loại tiền này, dân đảo đã phải đi xuồng sang những đảo xung quanh để mang đá về, đẽo gọt và chạm khắc cẩn thận. Nếu một người dân làng chết trong quá trình khắc, vận chuyển đá (mà đây không phải là chuyện hiếm) thì giá trị viên đá sẽ càng tăng thêm. Ngay cả khi thuyền chở những viên đá Rai này bị chìm xuống đáy biển, chúng vẫn là một phần của nền kinh tế, vẫn được trao đổi một cách hình thức và vẫn có chủ sở hữu. Tất nhiên, với độ lớn như vậy, đá Rai không thể vừa bất cứ chiếc ví nào. Chúng không được di chuyển, chủ nhân của chúng sẽ thay đổi theo thời gian và dân đảo đều biết ai đang sở hữu hòn đá nào.

2. Dao đồng

{keywords}

Những lưỡi dao bằng đồng được xem là hình thức đầu tiên của tiền xu, được sử dụng rất rộng rãi vào thời nhà Chu của Trung Quốc (từ giữa năm 600 đến 200 trước công nguyên). Khoảng 2.500 năm trước, một hoàng tử Trung Quốc đã cho phép quân đội sử dụng dao của họ để thanh toán khi tiền trở nên khan hiếm, và dao đồng nhanh chóng trở thành một hình thức tiêu chuẩn của tiền tệ. Sau này, trên một đầu dao được trang bị thêm cái móc tròn để người dân có thể giữ tiền bằng dây lưng hoặc xỏ thành xâu khi giao dịch.

3. Rắn Lobi

{keywords}

Đây là loại tiền tệ được khai sinh trong thực tế cuộc sống của những người Ghana xưa. Tập quán canh tác nông nghiệp và kiếm sống trên những cánh đồng khiến họ thường xuyên chạm mặt với những con rắn. Để tự bảo vệ mình, người Ghana đeo trên người một con rắn bằng sắt, với niềm tin có thể đuổi được rắn, giống như cách người ta dùng tỏi để xua đuổi ma cà rồng. Sau này, những chú rắn sắt Lobi được dùng trong giao dịch và mua bán, trở thành tiền tệ phổ biến.

4. Da sóc

{keywords}

Đây là một loại tiền tệ phổ biến ở Nga thời Trung cổ, thậm chí mõm, móng vuốt hay tai của loài vật này cũng trở thành công cụ trao đổi cho người dân vào thời điểm đó. Hình thức tiền tệ kỳ lạ này đã mang đến lợi ích bất ngờ cho người Nga, nhưng không phải ở mặt kinh tế. Vào thời Trung cổ, châu Âu từng bị tàn phá nặng nề bởi bệnh dịch hạch, mà tác nhân lây bệnh được cho là từ những loài gặm nhấm như chuột, sóc. Giết sóc và lấy da để giao dịch đã khiến số lượng tác nhân lây bệnh ở Nga giảm đáng kể. Hiện nay, Phần Lan vẫn chấp nhận da sóc như một loại tiền tệ, và giá của chúng là khoảng 3 cent.

5. Tiền có thể ăn được

{keywords}

Muối là loại tiền cổ xưa nhất trên thế giới. Trên thực tế, từ "lương" trong tiếng Anh (salary) bắt nguồn từ chữ Latin "salarium", chỉ loại tiền trả cho binh lính La Mã để mua muối. Trong suốt thời trung cổ, muối là tiền tệ chính ở các quốc gia Đông Phi. Các loại tiền ăn được còn có nghệ bọc trong xơ dừa ở quần đảo Solomon, cacao ở Mexico - Trung Mỹ, phô mai Parmesan ở Italy (có thể dùng để thế chấp ngân hàng), trà ở Trung Á và cả khoai tây nghiền. Tại những quốc gia thuộc cộng hòa Cameroon ngày nay, 30 đơn vị khoai tây nghiền thậm chí còn mua được cả một cô vợ.

6. Đồng tiền linh hồn

{keywords}

Kissi là loại tiền từng được sử dụng tại các bộ tộc châu Phi, hiện thuộc Liberia, Sierra Leone, và Guinea. Đồng tiền này được đúc từ sắt với một đầu hình chữ T, một đầu hình thìa dẹp với chiều dài từ 22 đến 38 cm. Nếu đồng tiền vô tình bị gãy, nó sẽ không còn giá trị lưu hành và phải được phục hồi trong một buổi lễ đặc biệt có sự tham gia của thầy phù thủy - thông thường là thợ rèn. Sau khi trả một khoản phí, các thầy phù thủy này sẽ gắn lại các mảnh vỡ và tái sinh linh hồn đã thoát ra khỏi Kissi. Đây cũng là lý do khiến Kissi được gọi là đồng tiền linh hồn.

7. Tem phiếu

{keywords}

Với đặc điểm chỉ có thể mua được một loại hàng hóa nhất định thay vì bất cứ sản phẩm dịch vụ nào, tem phiếu là một trong những loại tiền tệ đặc biệt nhất trên thế giới. Đây là loại tiền được sử dụng phổ biến tại Việt Nam thời kỳ bao cấp, và đến nay chúng đã không còn giá trị lưu thông.

8. Tiền gỗ

{keywords}

Nhằm phục hồi kinh tế bị tàn phá bởi thế chiến thứ nhất (1914 - 1918), Đức đã buộc phải sử dụng bất cứ vật liệu nào để in tiền, đáp ứng nhu cầu của người dân. Gỗ, lá nhôm, vải lanh, quân bài... đều được trưng dụng trong thời kỳ này, và kéo dài cho đến khi Ngân hàng trung ương Reichsbank hồi phục.

9. Tiền phát ra tiếng

{keywords}

Vào năm 2007, Mông Cổ phát hành xu 500 Tugrik có in hình cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ở mặt sau. Trên mặt này của đồng tiền có một chiếc nút nhỏ, khi ấn vào có thể nghe thấy bài phát biểu nổi tiếng “Ich bin ein Berliner” (Tôi là người Berlin) của Kennedy. Số xu này sau khi phát hành đã rơi hết vào túi những nhà sưu tầm.

10. Tiền vũ trụ

{keywords}

Đây là loại tiền tệ mới nhất được phát minh ra, nhưng hiện tại chúng chưa có giá trị lưu hành. Với mục đích để sử dụng trong không gian, nơi mà khoảng cách có thể ngăn cản các giao dịch chuyển tiền điện tử, đồng tiền này được một nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm vũ trụ quốc gia và Đại học Leicester chế tạo ra, với tên gọi QUID. Có thiết kế hình tròn trơn, đồng tiền này sẽ không làm hỏng bất cứ thứ gì nếu chúng trôi nổi trong môi trường không trọng lượng.

Theo Zing