Độc chiêu nâng cấp mũ bảo hiểm rởm, những con cua, mực giá bèo tràn lan trên vỉa hè, sữa non giả biến người dùng thành hotgirl…là những thông tin được dư lận chú ý tuần qua. 

Cua nằm ngửa, mực to bằng quyển vở giá bèo tràn vỉa hè

Gần đây, trên một số tuyến phố tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bày bán rất nhiều cua, ghẹ với giá rẻ, từ 20.000-50.000 đồng/con và mua càng nhiều, giá càng giảm. 

{keywords}
Cua biển giá bèo

Một số tiểu thương khẳng định đây là cua, ghẹ Tàu không đảm bảo chất lượng chứ không phải là cua Đồ Sơn, Cà Mau như người bán hàng giới thiệu. Chị Nguyễn Thị An (Minh Khai, Từ Liêm) nhận xét: "7 con cua biển, giá 420.000 đồng tưởng rẻ mà không hẳn như vậy. 2kg cua về nhà cân lại còn 1,3kg, luộc lên thì thịt rất lép, ăn nhạt và có mùi tanh". 

Tương tự, loại mực to, màu lạ, mập mờ xuất xứ được bán với giá từ 40.000 – 60.000 đồng cũng đang được bày bán trên vỉa hè TP.HCM.

Mũ bảo hiểm đắt hàng

Tuần qua, trước ngày 1/7 – ngày chính thức xử phát người đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, nhiều người đã đổ xô đi mua mũ bảo hiểm “xịn”

Trong khi đó, để che mắt cảnh sát giao thông, mũ rởm đã được “biến hóa” thành loại mũ có đủ 3 bộ phận là vỏ mũ, đệm, quai đeo và có cả tem CR với giá chỉ 50.000-60.000 đồng. Những chiếc mũ này được bày bán một cách công khai và được giới trẻ ưa thích vì giá rẻ, đúng chuẩn, mất cũng đỡ tiếc.

Khách sạn “xịn” đồng loạt giảm giá hút sĩ tử

Khi các sĩ tử hối hả chuẩn bị thi cử thì các khách sạn cũng hối hả không kém để tiếp đón các sĩ tử VIP. Không ít gia đình có điều kiện sẵn sàng thuê những phòng nghỉ giá từ 600.000 đến hàng triệu đồng/ngày,đêm. 

{keywords}
Khách sạn giảm giá phòng hút thí sinh

Nhiều khách sạn 4 sao thậm chí giảm giá đến 50% để thu hút khách hàng. Nhiều phụ huynh cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền ra để con mình có được một tâm thế tốt nhất bước vào phòng thi. Tuy nhiên cũng không ít nhà nghỉ giá rẻ được đà tăng giá lên gấp đôi, gấp 3 lần so với ngày thường mà vẫn không có phòng trống. 

Bia cỏ phố cổ 5000đ, bia sân bay chặt chém 100 ngàn

Con phố Tạ Hiện từ lâu đã trở thành phố “Tây”. Bia cỏ nổi tiếng được bán với giá phải chăng 5.000 đồng thu hút hàng trăm khách nước ngoài. Bia cỏ Việt Nam được mệnh danh là một trong những loại bia rẻ nhất thế giới. 

Trái ngược với loại bia “vỉa hè” này, những lon bia được bán tại sân bay Tân Sơn Nhất lại có giá lên đến hàng trăm nghìn bất chấp lệnh của bộ trưởng Đinh La Thăng. Nhiều khách hàng dù rất bức xúc vẫn phải cắn răng rút hầu bao chi 106.000 đồng khi muốn thưởng thức lon bia Heineken.

Sữa non giả

Được quảng cáo là hàng xách tay, nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Âu, có thành phần thiên nhiên, ăn được và có thể biến người dùng thành Hotgirl trong thời gian ngắn, sữa non kích trắng với giá 150.000 - 170.000 đồng/hộp đang làm mưa làm gió trên thị trường. Tuy nhiên, không ít khách hàng gặp tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm này. 

Bạn Ngọc Dung (Từ Liêm, Hà Nội) đã phải đến bệnh viện da liễu khi da bị  nổi mẩn, ngứa rát, các nốt nước mọc lên ngày càng dày rồi thâm đỏ lại sau 2 tuần sử dụng.  Theo các chuyên gia, sản phẩm này chứa phần lớn chất tẩy và corticoid có thể gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới không chỉ làn da mà còn sức khỏe của người sử dụng. 

Vải Trung Quốc xâm nhập Việt Nam; vải Việt Nam xuất sang Nhật thử nghiệm

Khi người dân trong nước đang hoang mang vì lượng vải tiệu thụ sang Trung Quốc chỉ đạt 60-70% so với năm ngoái thì thông tin vải Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam với số lượng lớn lên đến hàng chục tấn khiến dư luận lo lắng. Tuy nhiên, theo ông  Nguyễn Trọng Nghĩa, Chi cục trưởng chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn thì đây chỉ là tin đồn, nếu có chỉ…rất ít.  

{keywords}
Vải tìm thị trường mới

Bên cạnh đó, có một tin vui cho người trồng vải khi 10 tấn vải thiều Lục Ngạn được xuất sang Nhật Bản làm mẫu và nếu được chấp nhận, năm sau Bộ Khoa học sẽ giúp bà con nông dân tiêu thụ vải ở thị trường này. 

Người Việt bỏ tiền triệu mua trái cây ngoại; mua quần áo hàng thùng cho con

Trái cây càng đắt, người mua càng đông. Có loại hoa quả lên đến tiền triệu như việt quất, dây tây Úc có giá từ 1,2 đén 2,8 triệu đồng/kg vẫn bán chạy trên thị trường.  Nhiều chuyên gia cho biết, yêu cầu chất lượng và vận chuyển đã đẩy giá những loại trái cây này cao lên. Sẵn sàng bỏ ra tiền triệu mua trái cây nhập khẩu nhưng nhiều người Việt thường quay lưng lại với trái cây trong nước dù chúng có chất lượng không hề thua kém và giá lại rẻ hơn. 

Thích ăn trái cây xịn nhưng nhiều bà mẹ lại có mua quần áo “sida” cho con. Bởi chúng vừa là đồ hiệu lại vừa có giá cả phải chăng. Họ cho rằng hàng hiệu thùng hơn hẳn hàng Trung Quốc về chất lượng, kiểu dáng. Cũng nhờ người mua đông mà chủ các hàng buôn lãi to lên đến vài chục triệu đồng/tháng.  

Nhị Anh (tổng hợp)