- VAMC đang tích cực mua nợ xấu. Tuy nhiên, việc xử lý các khoản nợ đã mua đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các NH vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro, sau 5 năm nếu không xử lý nợ được trả về chủ cũ.

Thời gian qua, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua được hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Theo kế hoạch, VAMC sẽ nâng số nợ xấu mua lên khoảng 70.000 tỷ đồng vào cuối năm 2014.

Nợ mua ngày càng nhiều nhưng đáng chú ý là việc xử lý các khoản nợ đã mua đến nay chẳng được bao nhiêu.

Một nguồn tin cho biết, ước chừng, VAMC mới chỉ xử lý được một lượng nợ rất nhỏ ở con số trăm tỷ. Thời gian qua, VAMC đã lên danh mục 10 tài sản bảo đảm, với tổng giá trị 7.800 tỷ đồng, gồm các dự án chung cư, cao ốc văn phòng, bệnh viện, nhà xưởng, khu công nghiệp... để đem đi chào bán.

{keywords}

Việc xử lý các khoản nợ đã mua đang gặp nhiều khó khăn.

Theo các chuyên gia từ các tổ chức tín dụng, cũng có nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng đến nay vẫn chưa có khoản nợ xấu nào được bán ra. Ngoài các vướng mắc về cơ chế, chính sách thì vấn đề định giá các khoản nợ xấu cũng là nguyên nhân gây ra khó bán.

Thông thường, các khoản nợ xấu được mua với giá rẻ sau đó mới dễ dàng bán lại còn nếu mua nợ xấu của các NH với giá cao sẽ rất khó bán trong bối cảnh hiện nay. Trong khi đó, theo các chuyên gia, thời điểm bán nợ xấu tốt nhất là khi khủng hoảng mới nổ ra, tài sản của ngân hàng vẫn được nhà đầu tư định giá cao, hiện nay đã qua thời điểm này rồi.

Theo quy định, nợ xấu không xử lý được, các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro cho nó dù đã bán sang VAMC. Có ngân hàng thời gian qua đã bán tới 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, sắp tới sẽ bán tiếp khoảng 4.000 tỷ đồng nữa. Với tổng số này, theo quy định, ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% là 2.000 tỷ đồng. Hiện tại các ngân hàng vẫn đang loay hoay đánh vật với nợ xấu.

Với thực tế này, trong khi các ngân hàng đang "loay hoay" với nợ xấu, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng và đến một thời điểm nào đó, tất cả bế tắc bởi nợ xấu.

Việc xử lý nợ qua VAMC như hiện nay sẽ chỉ thuận lợi khi theo thời gian, nền kinh tế tốt lên các thị trường như BĐS hay các tài sản khác tăng trưởng tốt sẽ đẩy giá các tài sản đảm bảo tăng lên.

{keywords}

Các ngân hàng đang "loay hoay" với nợ xấu.

Tuy nhiên nếu cứ ngồi yên và hy vọng, cuối cùng không ai khác, chính các ngân hàng phải gánh chịu tất cả, bởi sau 5 năm số nợ trên không xử lý được sẽ lại trả về cho các ngân hàng. Và có thể, "đâu sẽ lại vào đấy"?

Theo chuyên gia tài chính Phạm Nam Kim, nợ xấu là gì nếu không phải là ngân hàng đã lấy tiền thật cho vay khách hàng và khách hàng không trả được. Vậy là ngân hàng đang có một lỗ hổng trong dòng tiền thật, vì tiền cho vay chủ yếu là tiền tiết kiệm dân cư, khi họ đòi thì tất nhiên ngân hàng phải trả bằng tiền thật. Chính vì vậy tất cả các phương án có tính cách hạch toán, chuyển nợ sẽ không giúp được gì nhiều cho việc xử lý nợ xấu ngân hàng.

Theo ông Kim, ở mọi quốc gia, người ta đều dùng tiền thật để vực dậy ngân hàng yếu kém. Còn nếu không có tiền thật để xử lý nợ xấu nên các ngân hàng không dám cho DN đang gặp khó khăn vay tiền. DN không thể tiếp cận được nguồn vốn, phải giải thể khiến nợ xấu tăng lên, nó giống như một vòng xoáy liên tục và khó có thể thoát ra, các phân tích cho thấy.

Trên thực tế thì nợ xấu đang tiếp tục tăng lên và các dự báo cho biết sẽ còn tăng cùng với đó, số lượng DN giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng tăng.

Theo Tổng cục Thống kê, số DN gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có đăng ký hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2014 là 33.454 DN, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khắc Linh