- Cấm dân văn phòng ngủ trưa, cấm mặc quần đến công ty, cấm ăn quà vặt tại văn phòng... một công ty ở Hà Nội còn có quy định bắt ghi biên bản bữa cơm trưa tập thể, ăn với sếp.
Chuyện ghi biên bản bữa cơm trưa tại cơ quan có thể là chuyện lạ lùng với nhiều người, nhưng riêng với chị Ngọc Hương (Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) thì quá đỗi bình thường. Theo lời chị Hương, trước kia khi chị làm việc cho công ty B. có trụ sở tại Tây Hồ (Hà Nội), vị tổng giám đốc tại đây là người rất cầu toàn nên công ty đưa ra rất nhiều quy tắc. Trong đó, có quy định mỗi bữa cơm trưa tập thể ở công ty đều phải ghi biên bản đầy đủ, rõ ràng.
Cụ thể, cứ 12 giờ trưa hàng ngày, khoảng 10 nhân viên (hôm nay 10 nhân viên này, mai 10 nhân viên khác) của công ty sẽ ngồi ăn cơm cùng với tổng giám đốc. Bữa cơm thường kéo dài khoảng một tiếng, tuy nhiên hôm nào có khách có thể kéo dài đến 1 tiếng rưỡi.
Trong lúc ăn cơm, theo quy định, sẽ có một nhân viên - thường là nhân viên mới - sẽ làm nhiệm vụ trực cơm, đứng ghi biên bản bữa cơm hôm đó. Nếu không có nhân viên mới thì các nhân viên lâu năm sẽ phải thay phiên nhau làm nhiệm vụ này. Người trực phải ghi đầy đủ và chi tiết diễn biến của bữa cơm, như: thành phần tham gia, diễn biến, những câu chuyện được mọi người kể trong bữa ăn, lời của tổng giám đốc... Đặc biệt, vào những hôm có khách, biên bản cơm trưa sẽ thêm phần giới thiệu các món ăn sinh thái nữa, chị Hương kể.
Ảnh chụp biên bản bữa cơm trưa sinh thái của công ty chị Hương |
“Mới đầu tôi cũng thắc mắc là ăn cơm thì cần gì phải có người trực, đứng ghi biên bản thì được một số nhân viên có thâm niên giải thích, theo lời của tổng giám đốc, trong lúc ăn cơm, nói chuyện cũng có thể nảy ra những ý tưởng kinh doanh hay hay những câu chuyện có ý nghĩa, việc ghi biên bản bữa cơm trưa ở công ty nhằm ghi lại những ý tưởng kinh doanh hay đó và những câu chuyện ý nghĩa để sau đó có thể áp dụng và phổ biến cho mọi người trong toàn thể công ty học tập. Thế là hàng ngày, bữa cơm trưa nào ở công ty cũng được ghi biên bản đầy đủ, không sót một bữa nào”, chị Hương chia sẻ.
Bất ngờ hơn, có những hôm, cuối biên bản còn có thêm bài thời cuae sếp và phần luận gắn gọn để giải thích ý nghĩa của bài thơ.
Một bài thơ trích đăng trong một biên bản. |
Theo chị Hương, cũng đã nhiều ý kiến về điều này nhưng đã là quy định của công ty nên ai cũng răm rắp chấp hành.
Như Băng