- Đang có hàng ngàn tỷ đồng vốn ưu đãi cho ngư dân vay đóng tàu sắt. Tuy nhiên, để vay được vốn, ngư dân cũng phải đáp ứng nhiều yêu cầu và thủ tuc. Vì thế, vốn nhiều nhưng ngư dân vẫn thấy khó.

Lão ngư Dương Minh Thạnh ở đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi kể: "Nghe tin có chủ trương Chính phủ cho bà con vay vốn đóng tàu sắt công suất lớn tui mừng đến phát khóc. Tuy nhiên, sau khi tiếp tục tìm hiểu tui được biết, cũng không dễ vay được vốn đóng tàu to".

Biết có Nghị định 67/2014/NĐ-CP thấy ngư dân sẽ được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi từ 4-6%/năm và kéo dài trong suốt 11 năm, lão ngư dân Lê Đầy, xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi đã tìm hiểu các điều kiện và thủ tục và cho rẳng: "Đâu có dể chi vay được tiền để đóng tàu...".

Theo công bố của NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước sẽ dành tới 14.000 tỉ đồng cho vay theo chương trình này. Trong đó, Agribank đăng ký 5.000 tỉ đồng, BIDV 3.000 tỉ đồng, VietinBank 3.000 tỉ đồng, MHB dự kiến 2.000 tỉ đồng và 1.000 tỉ đồng đến từ Vietcombank.

Số vốn rất lớn, tuy nhiên theo các chuyên gia, các DN, chủ tàu có nhu cầu đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ - đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này - sẽ phải mất nhiều thời gian khá dài và rất nhiều thủ tục mới có tiếp cận được với nguồn vốn.

{keywords}

Con tàu sắt đầu tiên của ngư dân Quảng Ngãi vừa ra khơi đánh bắt chuyến biển thứ 2 đã bị sự cố hư hỏng phải kéo vào bờ hôm 26/8.

Tại Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ mới đây, các cơ quan chức năng cho biết, đã có đến 10 văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định gồm các quyết định, thông tư của Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã được ban hành hoặc đang ở dạng dự thảo lần cuối sẽ được ban hành cùng thời gian có hiệu lực của Nghị định 67.

Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng. Bộ Tài chính đang dự thảo các thông tư về: Chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi thuế và một số chính sách khác, cấp bù lãi suất, thực hiện chính sách bảo hiểm; hướng dẫn một số vấn đề với các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia Nghị định 67.

Thông tư 22 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách tín dụng cho chương trình này thì tàu đóng mới phải có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên; nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

Chủ tàu có tên trong danh sách phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể. Cam kết mua đầy đủ bảo hiểm theo quy định đối với thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ sau khi hoàn thành việc đóng mới, nâng cấp tàu và trước khi đưa vào sử dụng; Phương án vay vốn được NHTM thẩm định có hiệu quả, khả thi.

"Những quy định này cho thấy các điều kiện, hồ sơ, quy trình thẩm định cho vay không khác nhiều so với cho vay thương mại thông thường. Trong khi đó, bản chất của nghề khai thác hải sản trên biển là đầy rủi ro do đó, không phải ngư dân nào cũng có khả năng tiếp cận nguồn vốn này.", ông Trần Văn Lĩnh - quyền chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng nói.

Với gói tín dụng hỗ trợ ngư dân này dù được Nhà nước hỗ trợ lãi suất nhưng người có quyền quyết định cho vay hay không lại là các NHTM. Nếu rủi ro xảy ra, các NHTM là người phải gánh chịu nên các ngân hàng chắc chắn sẽ thận trọng. Để đáp ứng được các điều kiện và thủ tục vay vốn quả là khó với đối với nhiều ngư dân.

Vũ Trung