Theo các chuyên gia bất động sản, đến một lúc nào đó, nhu cầu nội tại một đô thị
sẽ bão hòa. Cơ hội cho người mua phải là lúc thị trường thực sự ‘bắt đáy’, giá
phải xuống thấp hơn nữa bởi vậy chưa nên mua nhà vào thời điểm này.
TIN BÀI KHÁC
Một du khách Việt nghi tự tử tại Thái Lan
Vũ Thu Phương nắm tay "người đàn ông lạ"?
Hàng tấn thịt dê bốc mùi cung cấp cho lẩu dê Dũng râu
Vũ Thu Phương nắm tay "người đàn ông lạ"?
Hàng tấn thịt dê bốc mùi cung cấp cho lẩu dê Dũng râu
Các nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng giá giảm và họ không mặn mà
tham gia thị trường lúc này
Thị trường "đóng băng"
Trong vòng hơn 1 tháng, giá nhiều dự án trên địa bàn Hà Nội đã giảm mạnh đến cả
chục triệu đồng/m2, giao dịch gần như đóng băng. Điển hình nhất là các dự án
thuộc phía tây Hà Nội như Gleximco, Dương Nội, Văn Khê, Văn Phú, hay các dự án
trên quốc lộ 32 như Kim Chung - Di Trạch, Vân Canh (Hoài Đức)…
Đã đến thời điểm mua nhà? |
Thống kê tại các sàn giao dịch bất động sản Hà Nội cho thấy, hiện giá đất nền dự
án Kim Chung - Di Trạch đang dẫn đầu về tốc độ lao dốc do trước đây bị đẩy lên
quá cao. Đơn cử như những lô liền kề nằm mặt đường 10,5m2 giá chỉ còn khoảng 45
triệu đồng/m2, giảm 7 triệu so với tháng trước. Hiện, một số nhà đầu tư đang
muốn bán một số lô đất tại đây với giá từ 42 - 46 triệu đồng/m2, tuy nhiên vẫn
không có ai ngó ngàng.
Dạo qua các sàn bất động sản tại trục Lê Văn Lương được biết, thị trường bắt đầu
trầm lắng từ khoảng một tháng nay, giao dịch thành công không có. Phân khúc đất
nền, nhà xây thô có giá trị khoảng 8-9 tỷ đồng/m2 “đóng băng” hoàn toàn do
lượng tiền quá lớn.
Theo lý giải của giới đầu tư, thị trường đang khan hiếm tiền mặt. Trong 1-2 tháng tới là thời điểm các dự án đến giai đoạn bắt buộc phải nộp tiền theo tiến độ nếu không muốn bị chủ đầu tư phạt lãi suất; nhiều khoản vay đến giai đoạn phải đáo hạn ngân hàng nên sức ép rất lớn. Tuy nhiên, giới đầu tư cũng nhận định: Tâm lý buôn bán của người dân là ‘chậm mà chắc’ và không phải cứ xuống giá là họ sẽ đem bán tháo. Hiện tại các nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng giá giảm và họ không mặn tham gia vào thị trường lúc này.
Theo lý giải của giới đầu tư, thị trường đang khan hiếm tiền mặt. Trong 1-2 tháng tới là thời điểm các dự án đến giai đoạn bắt buộc phải nộp tiền theo tiến độ nếu không muốn bị chủ đầu tư phạt lãi suất; nhiều khoản vay đến giai đoạn phải đáo hạn ngân hàng nên sức ép rất lớn. Tuy nhiên, giới đầu tư cũng nhận định: Tâm lý buôn bán của người dân là ‘chậm mà chắc’ và không phải cứ xuống giá là họ sẽ đem bán tháo. Hiện tại các nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng giá giảm và họ không mặn tham gia vào thị trường lúc này.
Chờ cơ hội
TS. Lê Xuân Nghĩa – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính-tiền tệ quốc gia cho
rằng, một lý do khiến thị trường trầm lắng kéo dài như hiện nay xuất phát từ
việc doanh nghiệp nào cũng “dính” đến bất động sản. Và khi mà chính sách tín
dụng thắt chặt, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản, thì hàng chục, hàng
trăm dự án đã thực sự bất động, nằm 'đắp chiếu'.
Ở khía cạnh khác, một số ý kiến cho rằng, đây là cơ hội cho người có tiền thực, nhu cầu thực mua nhà bởi sau một thời gian thị trường trầm lắng, bất động sản sẽ dần trở về giá trị thực. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều khẳng định, thời và thế đang ủng hộ người mua nhưng chẳng dại gì mua lúc này vì giá BĐS vẫn ở mức ‘trên trời’.
Theo lý giải, người mua ngày một tỏ ra khôn ngoan vì đồng tiền họ kiếm được quả là khó khăn, phải tích lũy bao nhiêu năm trời mới lo được một khoản để mua nhà, trong khi giới đầu cơ 'ôm và găm' hàng nhiều nên mới lo đôn đáo ngược xuôi tìm khách.
Cùng với việc phát triển đô thị tại các tỉnh thành lân cận đang diễn ra rất nhanh, lợi thế về chênh lệch hạ tầng cũng đang dần bị mất đi. Người dân sẽ không phải ùn ùn kéo về đô thị lớn để tìm cơ hội kinh tế mà ngay trên tỉnh nhà cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn. Trong khi đó các nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục đẩy hàng ra thị trường. Đến một lúc nào đó, nhu cầu nội tại một đô thị sẽ bão hòa, cơ hội cho người mua phải là lúc thị trường thực sự ‘bắt đáy’, giá phải xuống thấp hơn nữa bởi vậy chưa nên mua nhà vào thời điểm này.
Chia sẻ về triển vọng thị trường trong nửa cuối năm nay, đại diện nhiều doanh nghiệp bất động sản đều tỏ ra thất vọng, vì không biết liệu thị trường sẽ trượt dốc đến bao giờ, khi mà tín hiệu từ mọi chính sách đều cho thấy, sẽ kiên trì với việc thắt tín dụng nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Ở khía cạnh khác, một số ý kiến cho rằng, đây là cơ hội cho người có tiền thực, nhu cầu thực mua nhà bởi sau một thời gian thị trường trầm lắng, bất động sản sẽ dần trở về giá trị thực. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều khẳng định, thời và thế đang ủng hộ người mua nhưng chẳng dại gì mua lúc này vì giá BĐS vẫn ở mức ‘trên trời’.
Theo lý giải, người mua ngày một tỏ ra khôn ngoan vì đồng tiền họ kiếm được quả là khó khăn, phải tích lũy bao nhiêu năm trời mới lo được một khoản để mua nhà, trong khi giới đầu cơ 'ôm và găm' hàng nhiều nên mới lo đôn đáo ngược xuôi tìm khách.
Cùng với việc phát triển đô thị tại các tỉnh thành lân cận đang diễn ra rất nhanh, lợi thế về chênh lệch hạ tầng cũng đang dần bị mất đi. Người dân sẽ không phải ùn ùn kéo về đô thị lớn để tìm cơ hội kinh tế mà ngay trên tỉnh nhà cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn. Trong khi đó các nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục đẩy hàng ra thị trường. Đến một lúc nào đó, nhu cầu nội tại một đô thị sẽ bão hòa, cơ hội cho người mua phải là lúc thị trường thực sự ‘bắt đáy’, giá phải xuống thấp hơn nữa bởi vậy chưa nên mua nhà vào thời điểm này.
Chia sẻ về triển vọng thị trường trong nửa cuối năm nay, đại diện nhiều doanh nghiệp bất động sản đều tỏ ra thất vọng, vì không biết liệu thị trường sẽ trượt dốc đến bao giờ, khi mà tín hiệu từ mọi chính sách đều cho thấy, sẽ kiên trì với việc thắt tín dụng nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
(Theo Diễn đàn Doanh nghiệp)