Theo nhận định của GS TSKH Đặng Hùng Võ, giá đất tại Hà Nội sẽ giảm xuống. Tuy nhiên thời gian để giá bất động sản ở Hà Nội giảm sẽ chậm hơn, có thể từ 3 đến 5 năm sau chứ không phải giảm ngay bây giờ.
TIN BÀI KHÁC
Suốt trong năm 2010, mặc cho thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh trầm lắng, giá nhà ở, đất ở tại Hà Nội vẫn cứ “leo thang” liên tục. Có lúc đỉnh điểm, cụ thể là vào thời điểm đầu năm 2010, cơn sốt đất phía Tây Hà Nội dâng cao khi có thông tin về quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng khiến cho giá bất động sản tại Hà Nội “đội” lên cao, tăng từ 30-50%. Hay như cơn sốt đất ở Sóc Sơn, Đông Anh trong tháng 3 vừa qua do thông tin về một số trường đại học được di chuyển và thi công tuyến đường mới tại các địa phương trên đã làm giá cả tại các khu vực này tăng mạnh.
Đầu cơ và... quy hoạch
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nguyên nhân của những cơn sốt đất trên là do một số người môi giới, đầu cơ đất đai lợi dụng cơ hội “làm giá” để trục lợi, làm méo mó thị trường.
Giá bất động sản không giảm mà ngày một tăng cao hơn khiến cho những người có nhu cầu thực về nhà ở rất khó và không đủ điều kiện để tiếp cận. Người muốn mua nhà để ở thì ngày càng ở xa thị trường, trong khi đó giới đầu cơ lại tranh thủ ôm đất, ôm nhà, mua đi bán lại nhằm hưởng lợi.
Theo tiết lộ của một nhà đầu tư, những người đầu tư bất động sản thường chỉ nhằm vào lúc giá nhà, đất tăng cao để hưởng lợi. Theo nhà đầu tư này, thị trường của họ có cả một hệ thống nhằm tạo thông tin kích giá bởi người VN vẫn quen với kiểu mua “rỉ tai” và theo tâm lý đám đông.
GS TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, việc thị trường bất động sản nóng, ấm chưa chắc đã là dấu hiệu không tốt khi thị trường vẫn bảo đảm nhiều giao dịch và vẫn đảm giá ổn định... vấn đề cốt lõi của thị trường bất động sản của chúng ta hiện nay chính là yếu tố đầu cơ.
Khi thị trường có quá nhiều đầu cơ thì khả năng gây sốt giá là điều khó tránh. Đây mới là trường hợp không tốt vì là hiện tượng của giá ảo, khiến cho bong bóng bất động sản dễ hình thành.
Còn theo ông Đào Trung Chính - Phó Vụ trưởng Vụ đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao như hiện nay là xuất phát từ vấn đề quy hoạch. Một quy hoạch không ổn định, không khoa học, không dự báo hết nhu cầu thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề bất cập. “Ngoài vấn đề quy hoạch thì chính sách thuế của chúng ta cũng chưa thể điều tiết được việc đầu cơ, găm giữ đất đai, từ đó càng làm cho giá nhà đất tăng, sốt bất thường” - ông Chính khẳng định.
Chờ 3 - 5 năm nữa
Một số chuyên gia cho rằng, giá bất động sản VN, nhất là tại thị trường Hà Nội lên cao đỉnh điểm đến một thời điểm nhất định cũng sẽ phải hạ xuống để phù hợp với nhu cầu của người dân.
Nguyên nhân chính khiến giá thành và giá bán bất động sản chưa giảm là do các yếu tố như tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt bằng và nhiều chi phí khác (không tính được vào chi phí đầu tư) vẫn chưa thể giảm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc giá quá cao sẽ khó thể hóa giải được trong một sớm một chiều. Bởi lẽ, để đầu tư một dự án, ít nhất chủ đầu tư cũng phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng, nhưng thời gian thu hồi vốn là khá lâu, ít cũng từ 3 - 5 năm.
Quan trọng hơn, những chi phí bỏ ra để có được một dự án, từ khâu “chạy” mặt bằng, đất đai đến giấy phép quy hoạch, thiết kế... là không nhỏ và không đơn giản. Vì vậy, ngoài nguyên nhân giá cả nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép ngày một tăng cao thì nguyên nhân chính khiến giá thành và giá bán bất động sản chưa giảm là do các yếu tố như tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt bằng và nhiều chi phí khác (không tính được vào chi phí đầu tư) vẫn chưa thể giảm.
GS Đặng Hùng Võ nhận định: “Giá bất động sản ở Hà Nội sẽ giảm xuống. Tuy nhiên thời gian để giá bất động sản ở Hà Nội giảm sẽ chậm hơn, có thể từ 3 - 5 năm sau chứ không phải giảm ngay bây giờ”.
Còn theo ông Đào Trung Chính, trong ngắn hạn có thể giá bất động sản sẽ có biến động vì thị trường bất động sản thường liên thông với các thị trường khác như tiền tệ, tài chính... Riêng thị trường Hà Nội nếu quy hoạch chung được thông qua, trên cơ sở đó xây dựng được một nguồn cung dồi dào với nhiều định hình cụ thể thì giá nhà đất sẽ phải giảm.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
TIN BÀI KHÁC
Bất động sản 'xì hơi', chứ chưa vỡ bóng
Gần 1/10 đồ chơi Trung Quốc không an toàn
Hàng tấn thịt dê bốc mùi cung cấp cho lẩu dê Dũng râu
1/6: Quần áo, sách, sữa... ào ào khuyến mãi
Gas giảm giá 15.000 đồng/bình
Đã đến thời điểm mua nhà?
Gần 1/10 đồ chơi Trung Quốc không an toàn
Hàng tấn thịt dê bốc mùi cung cấp cho lẩu dê Dũng râu
1/6: Quần áo, sách, sữa... ào ào khuyến mãi
Gas giảm giá 15.000 đồng/bình
Đã đến thời điểm mua nhà?
Suốt trong năm 2010, mặc cho thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh trầm lắng, giá nhà ở, đất ở tại Hà Nội vẫn cứ “leo thang” liên tục. Có lúc đỉnh điểm, cụ thể là vào thời điểm đầu năm 2010, cơn sốt đất phía Tây Hà Nội dâng cao khi có thông tin về quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng khiến cho giá bất động sản tại Hà Nội “đội” lên cao, tăng từ 30-50%. Hay như cơn sốt đất ở Sóc Sơn, Đông Anh trong tháng 3 vừa qua do thông tin về một số trường đại học được di chuyển và thi công tuyến đường mới tại các địa phương trên đã làm giá cả tại các khu vực này tăng mạnh.
Đầu cơ và... quy hoạch
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nguyên nhân của những cơn sốt đất trên là do một số người môi giới, đầu cơ đất đai lợi dụng cơ hội “làm giá” để trục lợi, làm méo mó thị trường.
Giá bất động sản không giảm mà ngày một tăng cao hơn khiến cho những người có nhu cầu thực về nhà ở rất khó và không đủ điều kiện để tiếp cận. Người muốn mua nhà để ở thì ngày càng ở xa thị trường, trong khi đó giới đầu cơ lại tranh thủ ôm đất, ôm nhà, mua đi bán lại nhằm hưởng lợi.
Trong ngắn hạn có thể giá bất động sản sẽ có biến động vì thị trường bất động sản thường liên thông với các thị trường khác. (Ảnh minh họa). |
Theo tiết lộ của một nhà đầu tư, những người đầu tư bất động sản thường chỉ nhằm vào lúc giá nhà, đất tăng cao để hưởng lợi. Theo nhà đầu tư này, thị trường của họ có cả một hệ thống nhằm tạo thông tin kích giá bởi người VN vẫn quen với kiểu mua “rỉ tai” và theo tâm lý đám đông.
GS TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, việc thị trường bất động sản nóng, ấm chưa chắc đã là dấu hiệu không tốt khi thị trường vẫn bảo đảm nhiều giao dịch và vẫn đảm giá ổn định... vấn đề cốt lõi của thị trường bất động sản của chúng ta hiện nay chính là yếu tố đầu cơ.
Khi thị trường có quá nhiều đầu cơ thì khả năng gây sốt giá là điều khó tránh. Đây mới là trường hợp không tốt vì là hiện tượng của giá ảo, khiến cho bong bóng bất động sản dễ hình thành.
Còn theo ông Đào Trung Chính - Phó Vụ trưởng Vụ đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao như hiện nay là xuất phát từ vấn đề quy hoạch. Một quy hoạch không ổn định, không khoa học, không dự báo hết nhu cầu thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề bất cập. “Ngoài vấn đề quy hoạch thì chính sách thuế của chúng ta cũng chưa thể điều tiết được việc đầu cơ, găm giữ đất đai, từ đó càng làm cho giá nhà đất tăng, sốt bất thường” - ông Chính khẳng định.
Chờ 3 - 5 năm nữa
Một số chuyên gia cho rằng, giá bất động sản VN, nhất là tại thị trường Hà Nội lên cao đỉnh điểm đến một thời điểm nhất định cũng sẽ phải hạ xuống để phù hợp với nhu cầu của người dân.
Nguyên nhân chính khiến giá thành và giá bán bất động sản chưa giảm là do các yếu tố như tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt bằng và nhiều chi phí khác (không tính được vào chi phí đầu tư) vẫn chưa thể giảm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc giá quá cao sẽ khó thể hóa giải được trong một sớm một chiều. Bởi lẽ, để đầu tư một dự án, ít nhất chủ đầu tư cũng phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng, nhưng thời gian thu hồi vốn là khá lâu, ít cũng từ 3 - 5 năm.
Quan trọng hơn, những chi phí bỏ ra để có được một dự án, từ khâu “chạy” mặt bằng, đất đai đến giấy phép quy hoạch, thiết kế... là không nhỏ và không đơn giản. Vì vậy, ngoài nguyên nhân giá cả nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép ngày một tăng cao thì nguyên nhân chính khiến giá thành và giá bán bất động sản chưa giảm là do các yếu tố như tiền sử dụng đất, tiền giải phóng mặt bằng và nhiều chi phí khác (không tính được vào chi phí đầu tư) vẫn chưa thể giảm.
GS Đặng Hùng Võ nhận định: “Giá bất động sản ở Hà Nội sẽ giảm xuống. Tuy nhiên thời gian để giá bất động sản ở Hà Nội giảm sẽ chậm hơn, có thể từ 3 - 5 năm sau chứ không phải giảm ngay bây giờ”.
Còn theo ông Đào Trung Chính, trong ngắn hạn có thể giá bất động sản sẽ có biến động vì thị trường bất động sản thường liên thông với các thị trường khác như tiền tệ, tài chính... Riêng thị trường Hà Nội nếu quy hoạch chung được thông qua, trên cơ sở đó xây dựng được một nguồn cung dồi dào với nhiều định hình cụ thể thì giá nhà đất sẽ phải giảm.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)