- Đang có chuyển đổi tiêu dùng bia ở Việt Nam, khi sản lượng bia hơi giảm nhẹ, bia chai tăng khá còn bia lon tăng rất mạnh.
Trong quá trình đó, các nhà đầu tư ngoại đang có nhiều ưu thế chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, nhiều "ông lớn" không ngừng đầu tư phát triển dòng bia cao cấp, trong khi các DN nội đang đứng ngoài cuộc.
Số liệu từ Hiệp hội Rượu Bia và Nước giải khát Việt Nam, phân khúc bia cao cấp hiện chiếm 7% thị phần bia cả nước và hoàn toàn được thống trị bởi các hãng bia ngoại tên tuổi, như Heineken, Tiger, Sapporo… Heineken hiện có công suất 140 triệu lít/năm, Sapporo vừa nâng công suất từ 40 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm, còn hãng bia AB Inbev vừa mới mưở nhà máy bia Budweiser có công suất 100 triệu lít/năm tại Bình Dương.
Ông Hirofumi Kishi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sapporo Việt Nam cho biết, theo các khảo sát thì trong 10 năm tới, tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng gấp 2-3 lần hiện nay, đây là yếu tố cốt lõi giúp phân khúc bia cao cấp sẽ ngày càng lớn mạnh.
Theo Bộ Công thương, đang có chuyển đổi tiêu dùng bia ở Việt Nam, khi sản lượng bia hơi giảm nhẹ, bia chai tăng khá còn bia lon tăng rất mạnh. Điều này chứng tỏ đời sống tăng lên ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, tiêu dùng.
Đang có chuyển đổi tiêu dùng bia ở Việt Nam, khi sản lượng bia hơi giảm nhẹ, bia chai tăng khá còn bia lon tăng rất mạnh. |
Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh sản xuất với những kế hoạch dài hạn phát triển dòng bia cao cấp, thì không có một công ty nào của Việt Nam đứng trong phân khúc này.
Thời gian qua, hai thương hiệu bia nội là Sabeco và Habeco cũng có những động thái cụ thể hướng đến dòng bia cao cấp. Habeco cho cho ra đời sản phẩm bia Trúc Bạch, còn Sabeco cũng có thêm nhiều sản phẩm cao cấp như Saigon Special, Saigon Large, Saigon Gold… Tuy nhiên, những sản phẩm mới này rất khó cạnh tranh với những thương hiệu bia ngoại vốn đã nổi tiếng toàn thế giới và được khách hàng khá giả lựa chọn để thể hiện đẳng cấp, sự sành điệu.
Bộ Công thương cho biết, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, nhưng chưa có hiệp định nào đàm phán đưa thuế rượu, bia, nước giải khát về mức 0% cả. Ngay cả với quy chế tối huệ quốc thì thuế suất thuế nhập khẩu với bia, rượu vẫn giữ mức 50% và lộ trình cắt giảm thuế quan rất chậm.
Tuy nhiên, nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, thì ngay lập tức thuế nhập khẩu bia, rượu sẽ về 0%. "Cánh cửa" thị trường mở toang, các biện pháp bảo hộ bị xóa bỏ, bia rượu ngoại tràn vào với nhiều chủng loại, chất lượng tốt giá rẻ, không biết còn DN nội nào trụ nổi?.
Đáng lưu ý, trong số các nước tham gia TPP có nhiều quốc gia rất mạnh về xuất khẩu rượu bia, nước giải khát như Mỹ, Nhật, Canada, Mexico, Chi lê...
Hiện tại, hầu hết các thương hiệu bia nội đều nằm ở phân khúc bình dân phù hợp với túi tiền và nhu cầu của đa phần người dân Việt Nam có thu nhập thấp. Tuy nhiên, khi đời sống nâng cao, nhiều người chuyển sang dùng bia cao cấp thì bia nội sẽ mất dần thị phần. Hơn nữa, nếu những hãng bia ngoại hạ giá, bán rẻ gần bằng bia nội thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng móc hầu bao ra để uống bia ngoại thay vì bia nội. Lúc đó, nguy cơ sẽ không ít DN sẽ khó giữ được thị phần như hiện nay.
Số liệu từ Bộ Công thương cho biết, tiêu thụ bia cả nước năm 2014 đạt 3,14 tỷ lít và thị trường bia có mức tăng trưởng khoảng 8%/năm. Tiêu thụ bia Việt Nam đến đến 2020, sẽ ước đạt 4,5 tỷ lít, tăng khoảng 1,3 tỷ lít so với hiện tại.
Trần Thủy