"Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro...".

TIN BÀI KHÁC:


“Việt Nam cần phải sớm có một chiến lược bài bản để xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng nông sản”. Đó là kiến nghị của PGS.TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu Thương mại.



Cà phê là mặt hàng nông sản của Việt Nam đang bị thương nhân Trung Quốc ráo riết thu gom.

Việc thương nhân Trung Quốc (TQ) đang đẩy mạnh thu mua nông sản của ta có là chuyện bình thường, thưa ông?

Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro. Họ lại có đầy mưu mẹo để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của chúng ta. Trước đây doanh nghiệp TQ cũng đẩy mạnh mua dưa hấu, sắn lát, rau quả của ta... nhưng sau khi nông dân tập trung sản xuất thì họ không thu mua nữa.

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc TQ đẩy mạnh thu mua nông sản đem lại lợi ích cho nông dân khi bán được giá cao?

Phía thương nhân TQ có thể đẩy giá của bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đã xảy ra việc, lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá, đánh tụt xuống ngay lập tức. Hay lúc nông sản của ta vào chính vụ, ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang cho họ thì họ lại bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta.

Tôi dẫn chứng như vậy để thấy, buôn bán với TQ nếu cứ manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, chúng ta sẽ luôn bị dồn vào thế yếu, còn thương nhân TQ luôn ở vào thế "làm giá" với hàng nông sản của ta.

Nhưng nếu thương nhân TQ đến tận vườn của nông dân ta thu mua nông sản với giá cao thì khó có thể xảy ra những bất lợi nêu trên?


Ông Phạm Tất Thắng nhận định: “Với nhiều mặt hàng như cà phê, hạt tiêu... của ta hiện nay bị thương nhân Trung Quốc thu mua tại vườn cũng vậy, có thể chúng ta sẽ lại rơi vào tình cảnh tương tự. Nông dân chỉ được lợi tí chút về giá song doanh nghiệp không thể có hàng xuất khẩu, chúng ta sẽ mất những thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng này”.

Cũng đã xảy ra tình thế là thương nhân TQ đến tận vườn, nắm từng cây nông sản của ta để thu mua. Song điều này cũng không phải đem lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp của ta. Thương nhân TQ đã sang tận vườn vải thiều của ta để thu mua về xuất khẩu. Mua vải ngon của ta về, họ đóng gói xong nghiễm nhiên gắn mác sản xuất tại TQ để bán đi.

Họ cũng đã từng sang VN mua chè vàng, loại chè đặc sản của ta với giá "khủng", sau đó về đánh lộn đó là chè TQ để xuất khẩu với giá cao gấp bội. Chúng ta bán cho họ tưởng là được lợi tí chút về giá nhưng thiệt hại lâu dài thì không thể tính được.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, chúng ta không thể dùng biện pháp hành chính để ngăn cản việc thương nhân TQ đẩy mạnh thu mua nông sản của VN?

Từ trước đến nay sự phối hợp giữa các bộ, ngành của ta không tốt, dẫn đến không quản lý, không thống kê được lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang TQ. Lợi ích quốc gia của chúng ta đã chưa được đặt lên hàng đầu, mà mới chỉ quan tâm đến lợi ích của một nhóm nào đó. Do vậy, nhiều nông sản của ta xuất sang TQ rơi vào tình trạng không thể quản lý nổi. Cuối cùng thiệt hại vẫn là chúng ta.

Để khắc phục, chúng ta phải có sự tổ chức buôn bán nông sản một cách bài bản sang TQ. Xuất khẩu phải đi vào chính ngạch, ký hợp đồng rõ ràng.

Vậy về phía các cơ quan quản lý, theo ông phải làm gì để có thể tránh được những thiệt hại khi buôn bán với TQ, và có thể giúp nông dân tận dụng được cơ hội từ thị trường này?

Chúng ta phải sớm có chiến lược bài bản để xuất khẩu sang TQ. Cả thế giới hiện sợ thị trường này và cũng lợi dụng thị trường này. Do vậy, chúng ta phải làm thế nào để hạn chế tác hại, tận dụng sức tiêu thụ của TQ.

Chiến lược này phải được thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương và đến được với người nông dân. Lúc đó, chúng ta mới có thể phát huy những thế mạnh và làm chủ được thị trường trong buôn bán với TQ với những mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các doanh nghiệp về đề xuất ban hành quy định về dự trữ lưu thông bắt buộc từ 3 - 12% với 5 mặt hàng thiết yếu là gạo, đường, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi. Quy định này nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng thiết yếu tại từng khu vực địa lý khi mất cân đối cung cầu đột biến như thảm họa thiên tai... ảnh hưởng đời sống nhân dân và tình hình kinh tế xã hội.


(Theo Đất Việt)