Vốn được mệnh danh là quốc gia có lượng kiến trúc được xây mới nhiều nhất theo
năm trên toàn thế giới, nhưng Trung Quốc cũng được xem là mảnh đất "khai tử" của
hàng loạt những công trình bạc tỷ siêu đoản mệnh.
TIN BÀI KHÁC
Thực hư chuyện mực giả ở Nha Trang
Độc đáo bệnh viện ẩn sâu dưới lòng đất
Phát hiện kho "hàng nóng" trong ô tô một giám đốc
Tổng thống Phillipines than vãn chuyện yêu đương
Sát thủ tiệm vàng và số phận 2 cháu bé
1. Sân vận động Wu Lihe, Thẩm Dương
Tuổi thọ: 18 năm
Ngày sụp đổ: 12/2/2007
Sân vận động Wu Lihe, Thẩm Dương. |
Với mức đầu tư 250 triệu NDT (tương đương 816 tỷ đồng), sân vận động Wu Lihe từng được mệnh danh là “Phúc địa của bóng đá Trung Quốc”. Ngày 7/10/2010, hàng vạn người hâm mộ tại Wu Lihe đã chứng kiến phút giây lịch sử khi đội tuyển nam giành quyền tham dự World Cup.
Năm 2003, Chính quyền thành phố Thẩm Dương quyết định dùng thuốc nổ cho nổ sập sân vận động có tuổi thọ 18 năm này và đầu tư 1,9 tỷ NDT (tương đương 6.203 tỷ đồng) để xây mới một trung tâm Olimpic tại đây.
2. Nhà huấn luyện tổng hợp, Trung tâm huấn luyện thể thao Thủ Nghĩa, Hồ Bắc
Tuổi thọ: 10 năm
Ngày sụp đổ: 16/6/2009
Nhà huấn luyện tổng hợp, Trung tâm huấn luyện thể thao Thủ Nghĩa, Hồ Bắc. |
Trong thời gian 10 năm hoạt động, nơi đây đã đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho thể thao Trung Quốc, như Gao Leng, Wei Yili. Do nằm giữa công trình bảo tàng và đài tưởng niệm cách mạng Tân Hợi, nên tòa nhà này đành “hy sinh” để dự án kỷ niệm 100 năm cách mạng Tân Hợi được hoàn thành. Được biết trước khi bị phá nổ, dụng cụ thể thao và trang thiết bị nội thất tại tòa nhà này đều khá đầy đủ và mới.
3. Trung tâm triển lãm Vĩnh Xuyên, Trùng Khánh
Tuổi thọ: 5 năm
Ngày sụp đổ: 20/8/2005
Trung tâm triển lãm Vĩnh Xuyên, Trùng Khánh. |
Tòa kiến trúc mang tính biểu tượng của Vĩnh Xuyên, Trùng Khánh – trung tâm triển lãm Yu Xi tuy có mức đầu tư khủng 40 triệu NDT (tương đương 130.600.000.000 đồng) nhưng chỉ tồn tại trong vòng 5 năm. 250 kg thuốc nổ và hơn 5.000 kíp nổ đã biến công trình đồ sộ này thành đống tro tàn chỉ trong nháy mắt. Người thu mua trung tâm này, một đại gia có tiếng trong ngành khai khoáng đã quyết tâm bỏ ra 250 triệu NDT (tương đương 816 tỷ đồng) để biến nơi đây thành một khách sạn 5 sao đầu tiên tại Vĩnh Xuyên. Đích thân Phó Thị trưởng Vĩnh Xuyên đã có mặt chỉ đạo công đoạn phá nổ trung tâm triển lãm.
4. Hạ cung, Thẩm Dương
Tuổi thọ: 15 năm
Ngày sụp đổ: 20/2/2009
Hạ Cung, Thẩm Dương. |
Hạ cung Thẩm Dương được xây dựng năm 1994 với mức đầu tư 200 triệu NDT (tương đương 653 tỷ đồng). Trong thời gian dài, kiến trúc này được mệnh danh là địa điểm vui chơi tốt nhất Thẩm Dương và lọt vào top 10 những cảnh quan đẹp của thành phố cũng như top 50 của tỉnh Liêu Ninh. 5 năm đi vào hoạt động, Hạ cung thu hút 400 triệu lượt khách du lịch tới tham quan,giải trí. Nhưng tuổi thọ của công trình này cũng chỉ kéo dài trong 15 năm và hóa đống gạch vụn sau 2 giây bởi khối thuốc nổ khổng lồ, khi dự án quy hoạch thành phố bao gồm toàn bộ diện tích Hạ cung được chính quyền phê duyệt.
5. Khách sạn Thanh Đảo
Tuổi thọ: 20 năm
Ngày sụp đổ: 15/10/2006
Khách sạn Thanh Đảo. |
Khách sạn Thanh Đảo được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, từng được mệnh danh là kiến trúc tiêu biểu trên đường Sơn Đông. Một nguồn tin tiết lộ, tuy là khách sạn nhưng có kiến trúc như nhà ở, quá chú trọng vẻ bề ngoài, kết cấu bên trong không hợp lý, không gian sử dụng chật hẹp. Ngay khi thông tin này lan truyền, người dân Thanh Đảo tỏ ra bức xúc và hy vọng kiến trúc thành phố cần phải nâng cao trình độ thiết kế, đạt mức điêu luyện và thể hiện trách nhiệm với xã hội, nhân dân, đặc biệt là hạn chế tối đa những kiến trúc như khách sạn Thanh Đảo.
6. Khách sạn Ngũ Hồ, Nam Xương
Tuổi thọ: 13 năm
Ngày sụp đổ: 6/2/2010
Khách sạn Ngũ Hồ, Nam Xương. |
Tọa lạc bên bờ hồ Thanh Sơn, Nam Xương, Giang Tây, Ngũ Hồ được đánh giá là khách sạn bốn sao có tiếng một thời và là công trình tiêu biểu bậc nhất thành phố Nam Xương. Được xây dựng năm 1997, nhưng sau 13 năm hoạt động, khách sạn được chuyển giao cho một công ty đầu tư Hong Kong. Với kế hoạch cải tạo nơi đây thành một khách sạn 5 sao theo kiến trúc hoàn toàn khác biệt so với nguyên trạng, công ty này đã quyết định dùng phá nổ toàn bộ tòa nhà. Chỉ trong phút chốc, kiến trúc sang trọng biến thành 40 nghìn tấn gạch vụn, tro rác.
7. Cầu Trung Lập, Lan Châu
Tuổi thọ: 13 năm
Ngày sụp đổ: 5/7/2010
Cầu Trung Lập, Lan Châu |
Nằm tại trung tâm thành phố Lan Châu, cầu Trung Lập được xây dựng dựa vào vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân. Sau khi phần thi công cơ bản hoàn tất vào tháng 11/1997, do khúc mắc giữa các bên về kinh tế, công trình cầu Trung Lập không được nghiệm thu. Đó là nguyên nhân khiến cơ sở vật chất liên tục xuống cấp. Chính quyền thành phố Lan Châu buộc phải chi ra khoản tiền lớn để dỡ bỏ toàn bộ cây cầu chưa từng qua sử dụng này và lên kế hoạch xây dựng một cây cầu mới.
8. Khách sạn Gloria, Bắc Kinh
Tuổi thọ: 20 năm
Ngày sụp đổ: cuối năm 2010
Khách sạn Gloria, Bắc Kinh. |
Được xây dựng năm 1990, khách sạn Gloria luôn tự hào là kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố Bắc Kinh. Nhưng mới tròn 20 năm, tức tới tháng 5/2010, khách sạn này buộc phải ngưng mọi hoạt động kinh doanh và bị dỡ bỏ bởi nguyên nhân “kiến trúc xuống cấp nghiêm trọng, tồn tại những thiếu sót trong kết cấu và quy hoạch khách sạn”. Sau đó, một khách sạn 5 sao mới được mọc lên tại đây.
(Theo Đất Việt)