Vẫn biết người có tiền muốn xài kiểu gì là chuyện của họ nhưng chuyện các đại gia, các giám đốc nghiện game bỏ tiền tỉ để sắm đồ nhằm nâng level (đẳng cấp) thì đúng là chuyện đáng kinh ngạc...
TIN BÀI KHÁC
Cháu Bích cần được biết sự thật về gia đình?
Bí ẩn 35 bộ xương trẻ sơ sinh thời La Mã
Vụ Minh Hằng mặc phản cảm, phạt 3,5 triệu đồng
Xem thế hệ sau tên lửa S300 của Việt Nam
Trần tình của cán bộ khoe chức lên thiệp cưới
Màn kẹt xe đắt tiền nhất thế giới
Không tiếc vì “đẳng cấp”
Cách đây vài năm, khi game Võ lâm truyền kỳ thống trị làng game online thì “giang hồ” thế giới ảo dậy sóng và đồn thổi không ngớt, thậm chí là thần tượng của những người nghiện game, đó là chuyện một vị giám đốc bỏ ra hàng trăm triệu đồng để sắm đồ trang bị cho nhân vật của mình.
Chưa hết, do phải dành chút thời gian cho kinh doanh, vị giám đốc này thuê hẳn 2 sinh viên “cày game” thuê để giữ thứ hạng cho mình trong thế giới ảo.
Ở đẳng cấp xài tiền ít hơn, có tới hàng ngàn đệ tử của “giáo phái” Võ lâm truyền kỳ bỏ từ vài triệu tới hàng ngàn USD để sắm đồ cho nhân vật nhằm nâng cao “đẳng cấp”.
Hết thời kỳ làm mưa làm gió, với hàng ngàn con nghiện game bỏ số tiền tổng cộng có thể tới chục tỉ đồng thì “triều đại” Võ lâm truyền kỳ phải nhường đất cho các hậu sinh game online mới như Kiếm thế, Chinh đồ, Thế giới hoàn mỹ, Con đường tơ lụa, Tây du ký…
Trên các diễn đàn game từ cuối năm 2010 đồn thổi và tôn sùng một cao thủ trong game Kiếm thế với nickname BeoKaKa, đã bỏ ra số tiền mua đồ ước tính tới 1,5 tỉ đồng để sở hữu Phi phong cấp 10 - đỉnh cao của Kiếm thế.
Tuy nhiên, danh tiếng của BeoKaKa trong thế giới ảo không trụ được lâu khi kỷ lục tài phú liên server của cao thủ này đã bị một đàn em chưa có danh tiếng với nickname SaoMai tung tiền mặt ra sắm 2 vũ khí Tần lăng + 16 (loại vũ khí cao cấp hàng đầu của game Kiếm thế).
Dự đoán của dân nghiện game, SaoMai đã bỏ số tiền hơn 1 tỉ đồng và mỗi tháng chi 15 triệu đồng để qua mặt BeoKaKa. Thế nhưng, danh hiệu của SaoMai cũng ngắn chẳng tày gang khi ngay lập tức một nhân vật mới xuất hiện là Jackie, với sự bạo chi không tiếc tiền.
Tiền đổ vào nhà cung cấp
Sự lãng phí, đốt tiền của người chơi game online còn được thể hiện qua việc chơi ngông, “lấy tiền đè người” của một nhân vật B. nổi đình đám trong Kiếm thế đã làm ngứa mắt hàng chục game thủ khác và họ hè nhau đánh hội đồng.
Không chịu nổi kiểu chục người đánh một, nickname này đã phải rao bán nhân vật với giá từ 700 xuống còn 200 triệu đồng, trong khi số tiền bỏ ra dự tính tới trên 1 tỉ đồng, chưa kể mỗi tháng dốc túi cả chục triệu đồng để “nuôi” nhân vật.
Dân nghiện game online nhìn nhận cuộc đua dốc túi vào nhân vật trong game sẽ không có hồi kết vì cuộc chiến tranh giành “đẳng cấp” trong thế giới ảo còn điên cuồng hơn đời thực. Và số tiền 1,5 tỉ đồng một con nghiện game bỏ ra chắc chắn bị soán ngôi khi game online Võ lâm truyền kỳ 3, Cửu âm chân kinh và các game online khác xuất hiện được dự báo hấp dẫn và có khả năng gây nghiện hơn rất nhiều.
Cùng cảnh mang tiền ra đốt như B., sau nhiều năm “lao tâm, khổ trí”, tốn nhiều tiền của, sự nghiện game của anh L. cũng qua đi nhờ sự giác ngộ của người thân và gánh nặng vợ con nhưng số tiền nhiều ngàn USD để sắm đồ cho nhân vật cưng thì đã tan biến.
Cùng với Kiếm thế, Chinh đồ, Thế giới hoàn mỹ, Con đường tơ lụa, Tây du ký… và vô số game online khác, số tiền mà người chơi bỏ ra là rất lớn và sẽ rót đều vào các nhà cung cấp game. Thậm chí do mối lợi quá lớn mà trên internet đã xuất hiện nhiều trang web giả mạo cửa hàng bán đồ của game Kiếm thế của VinaGame hay các game online khác…
Game là trò chơi giải trí thời @, có nhiều trò chơi có tính trí tuệ cao, có cả trường phái game nghệ thuật, thậm chí ở Hàn Quốc có ý kiến đề xuất game là một phần văn hóa của thời hiện đại. Đó cũng là một ngành công nghệ thu lợi khổng lồ. Tuy nhiên, nó có nhiều mặt trái, đặc biệt đối với những người tâm lý yếu, dễ lẫn lộn giữa thế giới ảo và thực; những người mê game đến độ nghiện, để lại những hậu quả khó lường.
(Theo Người lao động)