Không chỉ cạnh tranh nhau để tranh giành khách hàng, không ít ngân hàng còn tìm
đủ chiêu để lôi kéo nhân lực và chất xám từ đối thủ về cho mình.
TIN BÀI KHÁC
Nguyễn Kim tiếp tục tri ân khách hàng
Tận mục nhuộm màu cho cốm, không ai dám ăn
Vàng vượt xa giá thế giới, USD vọt lên 21.200
Huyền thoại và sức hút chiếc túi 150.000 USD
Cú đánh vào 'nhóm lợi ích' xăng dầu
Lỗ, lãi xăng dầu phụ thuộc... cách tính?
Tận mục nhuộm màu cho cốm, không ai dám ăn
Vàng vượt xa giá thế giới, USD vọt lên 21.200
Huyền thoại và sức hút chiếc túi 150.000 USD
Cú đánh vào 'nhóm lợi ích' xăng dầu
Lỗ, lãi xăng dầu phụ thuộc... cách tính?
Mới đây, cả ngành ngân hàng xôn xao tin Giám đốc Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây
Ninh, ông Nguyễn Thái Hậu, bị đình chỉ công tác do không tuân thủ chỉ đạo của
Ngân hàng Nhà nước về việc giữ trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, sau khi biết
người tố cáo vị giám đốc này là giám đốc chi nhánh Tây Ninh của một nhà băng
khác thì giới trong ngành lại càng sốc hơn.
Theo thông tin trong giới ngân hàng, một ngân hàng lớn trong nhóm “G12 + 1” đã “gài bẫy” DongA Bank. Cụ thể, giám đốc chi nhánh Tây Ninh của ngân hàng nói trên đã mang tiền đến mời chào ông Nguyễn Thái Hậu nhận gửi với mức trên 14% một năm. Sau đó, vị này gửi toàn bộ hồ sơ ra thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở Trung ương làm bằng chứng tố cáo.
Nhiều người cho hay, về lý thì việc này không sai, không vi phạm luật, song hành động này rõ ràng là kiểu chơi xấu, chơi lén nhằm hạ bệ nhau giữa các ngân hàng và các cá nhân.
Song, “không có lửa làm sao có khói”, vị giám đốc chơi xấu trên bị chê cười và mang tiếng xấu cho ngân hàng đã đành, nhưng không lẽ tự nhiên họ làm vậy?
Trao đổi với báo chí, tổng giám đốc ngân hàng bị cho là đã “chơi xấu” DongA Bank cho hay, đồng thuận như lần trước, ngân hàng chấp hành nghiêm đồng thuận lãi suất 14% một năm, nhưng vì không ít nhà băng khác vẫn huy động vượt rào nên ngân hàng này bị khách hàng rút đi 5.000 tỷ đồng chỉ trong vài tuần. Vị này cho rằng, không nên đặt vấn đề “ai chơi xấu ai” mà phải nhìn thẳng vào “cảnh sống hai mặt” tồn tại trong ngành ngân hàng như một thứ ung nhọt lâu nay. Đó là, tình trạng vừa họp “đồng thuận” với nhau, bước ra khỏi cửa đã tìm cách “xé rào” lãi suất để cạnh tranh nhau.
Theo thông tin trong giới ngân hàng, một ngân hàng lớn trong nhóm “G12 + 1” đã “gài bẫy” DongA Bank. Cụ thể, giám đốc chi nhánh Tây Ninh của ngân hàng nói trên đã mang tiền đến mời chào ông Nguyễn Thái Hậu nhận gửi với mức trên 14% một năm. Sau đó, vị này gửi toàn bộ hồ sơ ra thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở Trung ương làm bằng chứng tố cáo.
Nhiều người cho hay, về lý thì việc này không sai, không vi phạm luật, song hành động này rõ ràng là kiểu chơi xấu, chơi lén nhằm hạ bệ nhau giữa các ngân hàng và các cá nhân.
Song, “không có lửa làm sao có khói”, vị giám đốc chơi xấu trên bị chê cười và mang tiếng xấu cho ngân hàng đã đành, nhưng không lẽ tự nhiên họ làm vậy?
Trao đổi với báo chí, tổng giám đốc ngân hàng bị cho là đã “chơi xấu” DongA Bank cho hay, đồng thuận như lần trước, ngân hàng chấp hành nghiêm đồng thuận lãi suất 14% một năm, nhưng vì không ít nhà băng khác vẫn huy động vượt rào nên ngân hàng này bị khách hàng rút đi 5.000 tỷ đồng chỉ trong vài tuần. Vị này cho rằng, không nên đặt vấn đề “ai chơi xấu ai” mà phải nhìn thẳng vào “cảnh sống hai mặt” tồn tại trong ngành ngân hàng như một thứ ung nhọt lâu nay. Đó là, tình trạng vừa họp “đồng thuận” với nhau, bước ra khỏi cửa đã tìm cách “xé rào” lãi suất để cạnh tranh nhau.
Sự cạnh tranh tại các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Ảnh minh họa: báo Gia Lai. |
Phó giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cỡ lớn ở Hà Nội cho rằng, đôi khi
cũng cần có hành động như của vị giám đốc tố cáo Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây
Ninh trên, bởi từ sau vụ đó, khi giám đốc Đông Á Tây Ninh bị đình chỉ công tác,
các ngân hàng khác bắt đầu “khiếp sợ”, không dám ho he lách trần lãi suất ngầm
nữa. Như vậy, những ngân hàng khác muốn tuân thủ quy định sẽ không phải “nhắm
mắt” lách luật theo, dẫn đến nhiều hệ lụy như lãi suất cho vay bị áp quá cao do
lãi suất huy động cao. “Tại sao đã có pháp luật rồi lại còn có khái niệm chơi
xấu chơi đẹp, tôi nghĩ chỉ nên quan niệm hành vi nào là hợp pháp và hành vi nào
là phạm pháp thôi”, vị này nói.
Song lãnh đạo một số nhà băng khác lại cho rằng, dù gì đồng nghiệp cũng không nên chơi lén nhau. Cũng là hành động như vậy, nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước cho người đóng giả khách hàng để kiểm tra các ngân hàng thì sẽ nhận được sự tán đồng cao hơn là để các ngân hàng “đá” nhau, bởi chắc gì trước đó, ngân hàng kia không phá trần lãi suất.
Trên thực tế, ngoài việc kéo khách bằng cách lách luật phá trần lãi suất huy động, nhiều ngân hàng còn cạnh tranh không đẹp bằng việc trực tiếp liên hệ với khách hàng “sộp” của ngân hàng khác để “mồi chài”.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty thương mại và chế biến thực phẩm Thông Tấn với thương hiệu sản phẩm đóng hộp Asia Food, cho hay, ông giao dịch với ngân hàng A. đã nhiều năm, nhưng thỉnh thoảng lại có một vài ngân hàng khác tới gặp ông để đề nghị hợp tác. Họ đưa ra những dịch vụ rất hấp dẫn như cho vay tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng ông đang vay, mua ngoại tệ với giá cao hơn, và khi doanh nghiệp ông cần thì họ sẵn sàng bán với giá ưu đãi. Dù chỉ muốn làm ăn trung thành với một ngân hàng, song có những thời điểm khó khăn, ông đã phải dùng dịch vụ của nhà băng khác vì để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.
Có thể kể ra cả nghìn lẻ những chiêu để các ngân hàng cạnh tranh nhau, trong số đó có không ít chiêu chơi lén, chụp giật. Nếu để ý kỹ các chương trình khuyến mãi của nhiều nhà băng sẽ thấy, những chương trình nào có nội dung hay, thu hút nhiều khách hàng thì sau đó sẽ có ngân hàng khác bắt chước tung ra sản phẩm tương tự.
Anh N.D.Nam, chuyên viên tín dụng một ngân hàng thương mại cho biết, tại nhiều ngân hàng, trong phòng kế hoạch - kinh doanh có một bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên theo dõi, hay nói quá lên là “rình mò” đối thủ. Họ sẽ làm những công việc như xem chừng nào đối thủ đáo hạn một sản phẩm tiết kiệm mới, sau đó họ sẽ tung ra sản phẩm tiết kiệm cùng loại, với lãi suất cao hơn nhằm hút vốn. Như vậy, khách hàng thay vì gia hạn sổ tiết kiệm ở ngân hàng kia, họ sẽ chuyển sang ngân hàng này. Rồi việc thu mua USD cũng vậy. Ngay đầu giờ sáng, nhân viên này phải báo cho cấp trên biết các ngân hàng khác đang mua bán USD ở mức giá nào, cả giá trên lý thuyết và thực tế. Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra giá mua bán USD của mình để cạnh tranh…
Có không ít trường hợp, khách hàng khi giao dịch tại ngân hàng không khỏi ngạc nhiên khi trước khuôn viên của chi nhánh nhà băng này bỗng xuất hiện nhiều hot girl xinh tươi, miệng tươi cười, tay cầm tờ rơi giới thiệu dịch vụ của... ngân hàng khác.
Không chỉ cạnh tranh nhau để tranh giành khách hàng, thậm chí “chơi xấu” nhau nhằm đè bẹp đối thủ, các ngân hàng còn tìm đủ chiêu để lôi kéo nhân lực và chất xám từ ngân hàng khác về cho mình. Rất nhiều nhà băng khi họ nhận thấy ngân hàng bạn có một chuyên viên hoặc cán bộ quản lý giỏi, ngay sau đó họ tìm cách liên lạc với người này để đề nghị về làm việc cho họ với mức lương và sự đãi ngộ cao hơn. Khi một chuyên viên tín dụng của ngân hàng X. chuyển sang ngân hàng Y. thì vấn đề không phải đơn giản như thế, mà toàn bộ khách hàng của người này tại ngân hàng X. sớm muộn có thể chuyển sang Y.
Cũng chính vì để giữ nhân sự mà tại nhiều ngân hàng, khi không thể tăng lương quá cao cho nhân viên, một số ngân hàng phải tặng hoặc bán cổ phần, cổ phiếu với giá ưu đãi cho nhân viên trong những đợt tăng vốn điều lệ.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tài, Phó viện trưởng nghiên cứu khoa học ngân hàng, cho hay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chuyển sang mô hình hoạt động theo cơ chế thị trường hơn 20 năm qua, nên càng ngày sự cạnh tranh càng gay gắt. Song đôi khi, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên thương trường vẫn chưa đúng nghĩa và không lành mạnh. Bản thân nhiều ngân hàng thương mại chưa có sự nhận thức đúng đắn về cạnh tranh ngân hàng cũng như thiếu các công cụ và nghệ thuật cạnh tranh hữu hiệu… Hệ quả là sự cạnh tranh đôi khi dẫn tới làm suy yếu lẫn nhau, gây rối loạn thị trường, tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế – xã hội chung. Chẳng hạn như việc ngân hàng lách luật phá rào lãi suất huy động khiến các nhà băng khác phải chạy theo giữ khách, hậu quả là lãi suất cho vay vẫn cao ngất dù lạm phát đã giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
"Các ngân hàng trong nước cần nhận thấy rằng họ đang và sắp phải đối diện với những khó khăn, thách thức lớn hơn nhiều là cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình mở cửa toàn diện thị trường tài chính ngân hàng theo đúng cam kết WTO, vì vậy các ngân hàng nội hãy cạnh tranh để đi lên chứ đừng làm suy yếu lẫn nhau", ông Tài nói.
(Theo Đất Việt)
Song lãnh đạo một số nhà băng khác lại cho rằng, dù gì đồng nghiệp cũng không nên chơi lén nhau. Cũng là hành động như vậy, nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước cho người đóng giả khách hàng để kiểm tra các ngân hàng thì sẽ nhận được sự tán đồng cao hơn là để các ngân hàng “đá” nhau, bởi chắc gì trước đó, ngân hàng kia không phá trần lãi suất.
Trên thực tế, ngoài việc kéo khách bằng cách lách luật phá trần lãi suất huy động, nhiều ngân hàng còn cạnh tranh không đẹp bằng việc trực tiếp liên hệ với khách hàng “sộp” của ngân hàng khác để “mồi chài”.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty thương mại và chế biến thực phẩm Thông Tấn với thương hiệu sản phẩm đóng hộp Asia Food, cho hay, ông giao dịch với ngân hàng A. đã nhiều năm, nhưng thỉnh thoảng lại có một vài ngân hàng khác tới gặp ông để đề nghị hợp tác. Họ đưa ra những dịch vụ rất hấp dẫn như cho vay tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng ông đang vay, mua ngoại tệ với giá cao hơn, và khi doanh nghiệp ông cần thì họ sẵn sàng bán với giá ưu đãi. Dù chỉ muốn làm ăn trung thành với một ngân hàng, song có những thời điểm khó khăn, ông đã phải dùng dịch vụ của nhà băng khác vì để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.
Có thể kể ra cả nghìn lẻ những chiêu để các ngân hàng cạnh tranh nhau, trong số đó có không ít chiêu chơi lén, chụp giật. Nếu để ý kỹ các chương trình khuyến mãi của nhiều nhà băng sẽ thấy, những chương trình nào có nội dung hay, thu hút nhiều khách hàng thì sau đó sẽ có ngân hàng khác bắt chước tung ra sản phẩm tương tự.
Anh N.D.Nam, chuyên viên tín dụng một ngân hàng thương mại cho biết, tại nhiều ngân hàng, trong phòng kế hoạch - kinh doanh có một bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên theo dõi, hay nói quá lên là “rình mò” đối thủ. Họ sẽ làm những công việc như xem chừng nào đối thủ đáo hạn một sản phẩm tiết kiệm mới, sau đó họ sẽ tung ra sản phẩm tiết kiệm cùng loại, với lãi suất cao hơn nhằm hút vốn. Như vậy, khách hàng thay vì gia hạn sổ tiết kiệm ở ngân hàng kia, họ sẽ chuyển sang ngân hàng này. Rồi việc thu mua USD cũng vậy. Ngay đầu giờ sáng, nhân viên này phải báo cho cấp trên biết các ngân hàng khác đang mua bán USD ở mức giá nào, cả giá trên lý thuyết và thực tế. Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra giá mua bán USD của mình để cạnh tranh…
Có không ít trường hợp, khách hàng khi giao dịch tại ngân hàng không khỏi ngạc nhiên khi trước khuôn viên của chi nhánh nhà băng này bỗng xuất hiện nhiều hot girl xinh tươi, miệng tươi cười, tay cầm tờ rơi giới thiệu dịch vụ của... ngân hàng khác.
Không chỉ cạnh tranh nhau để tranh giành khách hàng, thậm chí “chơi xấu” nhau nhằm đè bẹp đối thủ, các ngân hàng còn tìm đủ chiêu để lôi kéo nhân lực và chất xám từ ngân hàng khác về cho mình. Rất nhiều nhà băng khi họ nhận thấy ngân hàng bạn có một chuyên viên hoặc cán bộ quản lý giỏi, ngay sau đó họ tìm cách liên lạc với người này để đề nghị về làm việc cho họ với mức lương và sự đãi ngộ cao hơn. Khi một chuyên viên tín dụng của ngân hàng X. chuyển sang ngân hàng Y. thì vấn đề không phải đơn giản như thế, mà toàn bộ khách hàng của người này tại ngân hàng X. sớm muộn có thể chuyển sang Y.
Cũng chính vì để giữ nhân sự mà tại nhiều ngân hàng, khi không thể tăng lương quá cao cho nhân viên, một số ngân hàng phải tặng hoặc bán cổ phần, cổ phiếu với giá ưu đãi cho nhân viên trong những đợt tăng vốn điều lệ.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tài, Phó viện trưởng nghiên cứu khoa học ngân hàng, cho hay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chuyển sang mô hình hoạt động theo cơ chế thị trường hơn 20 năm qua, nên càng ngày sự cạnh tranh càng gay gắt. Song đôi khi, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên thương trường vẫn chưa đúng nghĩa và không lành mạnh. Bản thân nhiều ngân hàng thương mại chưa có sự nhận thức đúng đắn về cạnh tranh ngân hàng cũng như thiếu các công cụ và nghệ thuật cạnh tranh hữu hiệu… Hệ quả là sự cạnh tranh đôi khi dẫn tới làm suy yếu lẫn nhau, gây rối loạn thị trường, tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế – xã hội chung. Chẳng hạn như việc ngân hàng lách luật phá rào lãi suất huy động khiến các nhà băng khác phải chạy theo giữ khách, hậu quả là lãi suất cho vay vẫn cao ngất dù lạm phát đã giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
"Các ngân hàng trong nước cần nhận thấy rằng họ đang và sắp phải đối diện với những khó khăn, thách thức lớn hơn nhiều là cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình mở cửa toàn diện thị trường tài chính ngân hàng theo đúng cam kết WTO, vì vậy các ngân hàng nội hãy cạnh tranh để đi lên chứ đừng làm suy yếu lẫn nhau", ông Tài nói.
(Theo Đất Việt)