Trong  vài ngày trở lại đây, giá rau xanh tại các chợ lại vụt tăng mạnh trở lại, sau khi trận mưa lớn đổ xuống hầu hết cả tỉnh trên cả nước khiến hàng loạt rau rơi vào ngập úng. Trong khi đó, giá nhiều thực phẩm lại có xu hướng giảm mạnh.

TIN BÀI KHÁC


Theo khảo sát của PV tại một số chợ Kim Liên, Dịch Vọng, Trương Định,… giá rau xanh đồng loạt tăng mạnh với mức từ 30 – 50%.

Hiện tại, rau cải bẹ đã lên tới 16 – 17 nghìn đồng/kg (tăng thêm 7 – 8 nghìn so với 2 tuần trước đó), cải thảo, bắp cải 13 - 15 đồng/kg, rau muống, rau ngót, mồng tơi 4.000-5.000 đồng/bó (tăng khoảng 2 nghìn đồng/mới), cà chua cũng tăng giá lên khoảng 17 – 18 nghìn đồng/kg (tăng 7 – 8 nghìn đồng/cân) , bầu 12 - 13 đồng/kg,…

Theo một số chủ cửa hàng kinh doanh rau quả, việc giá rau bất ngờ tăng mạnh trong thời gian vừa qua là do thời tiết vừa diễn ra những trận mưa to, khiến nhiều loại rau bị hỏng, ngập úng và bị dập, đặc biệt là các loại rau cải. 


Việc giá rau xanh bất ngờ tăng vọt đã khiến cho nhiều người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng.


Theo chị Lệ, một khách hàng ở chợ Trương Định, thông thường ngày nào chị cũng phải đi chợ mua thức ăn cho gia đình, tuy nhiên không quan tâm nhiều đến giá cả vì chị luôn chọn những cửa hàng quen thuộc để mua. Tuy nhiên, hôm qua chị chỉ mua có vài loại rau nhưng bà chủ bán hàng đã tính lên đến 50 nghìn, hỏi về giá chị đã không khỏi giật mình khi một cân cả chua đã lên tới 20 nghìn (tăng gấp đôi so với tuần trước đó). 

Chị Lệ cho biết, theo các chủ kinh doanh ở tại đây, giá cả các loại rau xanh, của quả đã lên cách đây được hai tuần rồi. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tại các vườn ra ở Hà Nội đã bị hỏng khá nhiều, khiến tình trạng khan hiếm lại xảy ra. 

Còn theo một chủ cửa hàng ở chợ Kim Liên, giá các loại rau xanh này có thể sẽ còn tăng lên vì hiện tại các loại rau mới trồng chưa kịp tăng trưởng, còn những rau cũ đã dần cạn kiệt. “Trong những ngày này, việc đi đến các chợ đầu mối cất hàng cũng khá khó khăn, do nhiều loại ra khan hiếm”, chỉ cửa hàng này cho biết.

Trái với đà tăng của các loại rau xanh, trong thời gian gần đây giá các loại thực phẩm như thịt, hải sản lại vẫn giữ được mức giá khá ổn định, thậm chí còn có xu hướng giảm xuống.

Cụ thể, giá bán thịt lợn ba chỉ rơi vào khoảng 90 nghìn đồng/kg, nạc vai 110 nghìn /kg, sườn 110 nghìn đồng/kg thịt bò từ 120 – 180 đồng/kg tùy loại, thịt gà ta khoảng 100 đồng/kg, các loại cá như trôi 40.000-45.000 đồng/kg, cá chép, cá rô phi là 55  - 60 nghìn đồng/kg,…

Theo chi Lan, chủ kinh doanh thịt lợn ở chợ Thanh trì, hiện tại giá thịt lợn nhập vào đã được giảm 2 – 3 giá so với trước kia, khiến giá thịt lợn bán ra cũng có mức giảm tương đương.

Cũng theo chị Lan, việc giá thịt lợn giảm xuống mạnh đã khiến các chủ kinh doanh buôn bán trở nên thuận lợi hơn, nguyên nhân khi giá lên quá cao nhiều người tiêu dùng cũng cắt giảm chi phí và thường giảm tần suất ăn thịt lợn nhiều hơn, mà thay  vào đó là những loại thực phẩm khác như cá, gà.

Còn theo đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, kể từ cuối tháng 8 đến nay nguồn cung thịt lợn trên thị trường đã dồi dào trở lại. Nhiều  chủ hộ chăn nuôi trước kia đã tạm ngừng chăn nuôi do dịch bệnh, chi phí đắt đỏ nay đã quay trở lại gây giống.

Sự giảm mạnh của các loại thực phẩm này được thể hiện khá rõ rằng qua chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 9. 

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 9 của hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM đã quay đầu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1%.

Trong rổ hàng hóa tính CPI tháng 9, đã có 9/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ từ 0,28-8,62%. Tuy nhiên, điểm đáng ghi nhận và dấu hiệu đáng mừng nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất và có ảnh hưởng lớn nhất tới CPI đã giảm mạnh mẽ từ mức 1,35% (tháng 8) xuống còn 0,28%, do có sự quay đầu giảm giá đột ngột của nhóm thực phẩm.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, việc giá thực phẩm đang có xu hướng giảm mạnh, đã kéo CPI giảm tốc đáng kể so với tháng trước, được xem là yếu tố quan trọng giúp lạm phát năm 2011 được giảm tốc.

(Theo VnMedia)