Thú chơi xế cổ tốn tiền đã đưa Nguyễn Hiển Tuấn trở thành một tay chơi có “số má” thật sự trong giới kinh doanh đất Sài Thành.

TIN BÀI KHÁC
Hà Nội: Phát hiện hầm bí mật trong khách sạn 5 sao
Cả trường ngồi 'nhầm lớp', lớp 7 đọc kiểu... bỏ qua
Hà Dũng: Boeing 737 và 400 triệu tặng Hồ Quỳnh Hương
Ngót 70 vẫn điều hành “động” mại dâm
Tiếng Anh cao học: Kiểu gì rồi cũng sẽ qua!

Ngoài 40 tuổi, Nguyễn Hiển Tuấn đã có một sự nghiệp thành đạt khiến nhiều người mơ ước, nhưng đằng sau sự thành công của anh là cả một quá khứ nhiều trắc trở của một gã trai từng là một vũ công khá nổi tiếng.

Bỏ học giữa chừng

Giờ ở đất Sài Gòn, hầu như người dân ai cũng biết đến tập đoàn mâm đúc Hồng Cường. Đây chính là nhà phân phối sản phẩm mâm đúc SAW duy nhất tại Việt Nam.

Dù đã là người thành đạt và đã tạm hài lòng với thành quả của chính mình, nhưng mỗi khi nhắc lại quá khứ của mình, Tuấn đều ngậm ngùi và hoài tưởng với bao hoài niệm buồn.

Nguyễn Hiển Tuấn xuất thân trong một gia đình gia giáo, và đông anh em. Từ nhỏ, Tuấn đã có năng khiếu về nghệ thuật, do hưởng gene di truyền từ bố. Ấy thế, nhưng Tuấn học hành thì chẳng đến đâu, suốt ngày theo đám bạn cùng xóm đùa nghịch và luôn chịu những lằn đòn roi của người cha nghiêm khắc.

Tuấn thừa nhận, lúc đó chẳng hiểu vì sao, mình lại đua đòi theo đám bạn xấu. “Tôi học đến lớp 10 thì nghỉ vì không thể theo nổi. Gia đình cũng bất lực khi thấy bản thân mình bỏ dở giữa chừng. Thật tình, thời điểm đó tôi toàn gặp nhiều cái xấu hơn tốt. Hơn nữa chỉ số IQ cũng chỉ thuộc dạng kém”.

 

 
Chân dung "đại gia" đất Sài Thành Nguyễn Hiển Tuấn

"Học thì dốt" như thừa nhận của anh, nhưng chẳng hiểu sao khi học lỏm người cha dạy khiêu vũ cho người khác, Tuấn lại bắt chước khá nhanh. Đến người cha của anh cũng phải ngạc nhiên và quyết định sẽ dạy cho anh và cô chị gái môn nghệ thuật này. Lớn lên chút, Tuấn và người chị gái đã từng đăng ký dự thi nhiều chương trình khiêu vũ được tổ chức tại Nhà văn hoá Thanh niên TP.HCM.

Qua nhiều cuộc thi, Tuấn cũng có giải đàng hoàng. Thậm chí, thời điểm trước những năm 90, một cuộc thi có nhiều người tham dự, trong đó có ca sĩ Nguyễn Hưng (hiện giờ đang sống ở hải ngoại) cũng có mặt.

Nguyễn Hưng nổi tiếng và được nhiều người biết đến với khả năng vũ điệu sôi động chachacha nhưng cuộc thi đó cũng chỉ xếp sau Tuấn. Đứng trên bục vinh quang, tương lai bắt đầu mở toang với cậu bé bỏ học giữa chừng.

Ông Tuấn trong một lễ thành lập CLB xế cổ do mình làm chủ

17 tuổi, chàng trai có nước da đen xạm chễm trệ đứng trên bục giảng dạy lớp khiêu vũ ở nhà văn hoá Thanh niên. Lúc đó, lớp của Tuấn đảm nhiệm luôn có từ 200-300 người theo học. Nhiều người học sinh mà Tuấn phải gọi bằng bậc cha chú, nhưng chàng trai này không một chút run sợ.

“Lúc đó chẳng hiểu vì sao mình lại “giỏi” bất ngờ quá. Ngay cả đến những người thân của gia đình cũng không nghĩ tôi có thể làm được điều đó. Nhưng cuối cùng, tôi nghĩ nếu quyết tâm mình sẽ thành công”. Và Tuấn đã thành công thật sự. Đây cũng chính là bước ngoặc cuộc đời khiến cuộc sống của anh thay đổi. Mỗi khi nhớ lại, Tuấn vẫn cười khề khà: “Tiền kiếm được nhiều quá, nên tôi cũng chả biết nó “chui” đi đâu hết. Thành thử tôi mãi thành kẻ trắng tay”.

“Phất” lên nhờ…cưới vợ

Suốt ngày miệt mài với những buổi đứng lớp ở thành phố mà mình bao năm sinh sống, khiến Tuấn đâm ra “chán”. Có lần tình cờ, lớp của Tuấn có người từ Quảng Ngãi, đang công tác trong Sở giáo dục của tỉnh vào theo học, thấy Tuấn dạy hay quá nên ngỏ lời mời về tỉnh lẻ dạy. Tuấn đang lưỡng lự suy nghĩ, rồi đến khi quyết định, anh lại chọn TP. Phan Thiết làm điểm dừng chân dạy nghề.

Với mức thu nhập khá, “tiền vào như nước”, Tuấn luôn tự tin là mình nếu trở về nhà mọi người sẽ mừng ra mặt vì mức độ “giàu” của mình. Thế nhưng, sau 2 năm lăn lộn mưu sinh, số tiền Tuấn kiếm được chẳng hiểu “ném” vào đâu, mà chỉ thấy luôn trong tình trạng “viêm màng túi”. Chàng trai đất Sài Thành lại không một xu dính túi trở về nhà hành nghề đi buôn.

Gia đình Tuấn những năm sau giải phóng, cha vừa dạy khiêu vũ, vừa tranh thủ giờ nghỉ ra trước nhà hành nghề bán vỏ xe. Tuấn trở về, bắt đầu theo cha tập buôn bán.

Suốt ngày theo học việc, một lần nữa Tuấn lại đâm ra chán nản và vay tiền cha theo đám anh chị sang Campuchia buôn bán xe máy.

Kinh nghiệm không có, lại chỉ có vài đống vốn cỏn con nên trong mỗi chuyến đi, Tuấn cố gắng tằn tiện, hạn chế mọi chi tiêu. Nhờ có tài “học lỏm” khá nhanh, vì thế Tuấn cũng kiếm được đồng ra đồng vào.

5 anh chị em nhà ông Tuấn đều rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh

Nhưng cơ duyên chẳng cho Tuấn gắn bó với nghề này được bao lâu. Anh lại chuyển sang kinh doanh cà phê, quán bida... rồi tiếp tục gặp thất bại. 28 tuổi, Tuấn lại trở về nhà với hai bàn tay trắng.

Số phận lận đận của Tuấn tưởng rơi vào ngõ cụt vì sau những bươn trải đầu đời luôn gặp nhiều rủi ro, thất bại. “Ấy vậy mà trong lúc đang “chẳng biết làm gì”, tôi lại may mắn có được vợ”- Tuấn tỏ vẻ phấn khích.

Số là, có lần mò đến nhà cô gái chơi, anh chị em của cô gái nhìn qua Tuấn một lượt rồi ra sức can ngăn vì trông tướng của Tuấn đen trũi, tướng có vẻ bặm trợn. Tuy nhiên, bà mẹ thì cương quyết bảo, đó là thằng rể tương lai vì bà nghe lời ông thầy bói từng phán.

Vậy là Tuấn cũng có vợ và bắt đầu hướng sang nghiệp kinh doanh vỏ xăm lốp do người cha để lại. Chỉ 4-5 năm sau, Tuấn “phất” lên nhanh chóng. “Lúc đó tôi không dám cho là mình giàu nhưng thiên hạ có gì tôi cũng có cái đó”- Tuấn bộc bạch.

Trong câu chuyện về trường đời và những trải nghiệm của mình, người đàn ông có khuôn mặt rắn chắc, đen sạm, mái tóc húi cua, thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười và hồi tưởng lại nhiều về một thời lạc bước từ giáo viên dạy khiêu vũ , từng bôn ba khắp nơi, từng thất bại cay đắng để bước ra trở thành một “đại gia” ở đất Sài Thành.

Thế nhưng, dù đã có cơ ngơi khá đồ sộ, nhưng Tuấn chưa bao giờ tự nhận mình thỏa mãn tất cả. Và anh lại bắt đầu có một việc làm “khác người” khác, mà ngay chính người thân lúc đầu và hàng xóm cũng phải thốt lên: Tuấn “hâm”- Việc làm ấy chính là niềm đam mê sưu tập xe cổ.

Thú chơi tốn tiền này đã đưa Tuấn trở thành một tay chơi có “số má” thật sự trong giới kinh doanh đất Sài Thành.

Còn nữa…

(Theo Bưu Điện Việt Nam)