Chân gà, nội tạng gia súc không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh tràn ngập các quán vỉa hè ở TP.HCM.

TIN BÀI KHÁC
Nghe kẻ ăn thịt người ở Lạng Sơn giãi bày
Niêm yết học phí bằng USD, phạt FPT 500 triệu đồng

Bóng đen ông Hoàng Hùng khai sau bị đốt là ai?

Bị 'đá đểu', Ngọc Anh vẫn bênh Phương Linh?

Mẹ vợ giám đốc đã nhận tội giết ôsin

Hà Hồ 'tình tứ' với Cường đô la


Không rõ nguồn gốc

Trong khi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo thanh tra tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, để tiến hành làm rõ vụ việc hơn 100 tấn chân gà thối “bốc hơi” khỏi cảng Hải Phòng, thì tại TP.HCM, loại thực phẩm này được bày bán nhan nhản ở rất nhiều hàng quán dơ bẩn và nhếch nhác. Riêng một đoạn ngắn trên đường Trường Sơn, thuộc P.4 (Q.Tân Bình) đã có gần 10 quán bán chân gà nướng. Gần 5 giờ chiều 22.11, chúng tôi ghi nhận tại quán C.B có rất đông thực khách ăn những cặp chân gà nướng to tướng.

Loại thịt này, sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách khó lòng biết được, rất nguy hiểm'' - Ông Phạm Thanh Bình, Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú


Theo một người phục vụ thì không rõ nguồn gốc chân gà này ở đâu, "hằng ngày thường có mối chở đến bỏ, muốn lấy bao nhiêu và lấy vào bất kỳ thời điểm nào cũng có; lúc chưa tẩm ướp, lớp da bên ngoài chân gà nhơn nhớt, bốc mùi". Nhưng khi nướng lên, chân gà có màu vàng ươm, thơm phức và nhìn rất bắt mắt. Đó là nhờ “công nghệ” tẩm gừng, cà ri nên thực khách không nhận biết được tình trạng trước đó có thối rữa hay không. Giá mua chân gà ban đầu chỉ khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng sau khi chế biến xong, giá bán gần 300.000 đồng/kg.

Hằng ngày, cứ tầm 5 giờ chiều đến tối, giàn nướng chân gà được đưa ra vỉa hè một quán nhậu trên đường Đồng Đen (Q.Tân Bình); những chiếc chân gà mập ú được tẩm ướp nằm trên giàn “hỏa thiêu”. Tương tự, một quán nhậu kiêm ăn vặt phục vụ sinh viên trong Làng đại học Thủ Đức (thuộc P.Linh Trung) cũng bán chân gà nướng. Giá bán 10.000 đồng/cặp chân gà loại nhỏ, 12.000 đồng/cặp lớn. Anh Lâm - một thực khách tại đây - cho biết: “Chiều chiều chúng tôi hay đi gặm món này, chân gà khi nướng lên thơm phức nhưng trước đó thì không biết thế nào”.

Thực đơn của rất nhiều nhà hàng ở TP.HCM đều có món chân gà nướng, lòng heo, nhưng khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của nguyên liệu chế biến xuất phát từ đâu, đã tồn trữ trong khoảng thời gian bao nhiêu tháng thì các nhân viên đều lắc đầu.
Chân gà nướng đang là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Không kiểm soát xuể

Bác sĩ Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết: “Tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc và hư thối từ các tỉnh vào TP.HCM gần đây đã tăng lên khá nhiều. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra, trinh sát, đánh chặn để không bùng phát thêm nữa. Tuy nhiên, chỉ lực lượng thú y TP.HCM thôi thì không đủ và không thể nào làm nổi. Vấn đề là phải tiến hành đồng bộ trên cả nước. Tôi đã có văn bản báo cáo Cục Thú y về tình trạng này đồng thời cũng gửi công văn cho chi cục thú y các tỉnh đề nghị họ phải phối hợp ngăn chặn từ gốc".

Bắt thêm 3 vụ vận chuyển thịt thối

Ngày 23.11, tại quốc lộ 1A, Đội CSGT Rạch Chiếc phối hợp với Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 trường hợp (xe buýt, xe khách và xe máy) vận chuyển hơn 410 kg thịt heo, phụ phẩm heo, trứng cút… không giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc… từ Đồng Nai về TP.HCM tiêu thụ. Qua kiểm tra phát hiện lô hàng phụ phẩm heo bốc mùi hôi thối, đổi màu, tổ công tác đã buộc tiêu hủy 3 lô hàng nói trê


Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, đánh giá: “So với năm trước, năm nay, số vụ vận chuyển thực phẩm bẩn phát hiện nhiều hơn. Trước đây hiếm khi xe khách chất lượng cao vận chuyển thực phẩm bẩn nhưng nay lại phát hiện không ít”.

Để kiểm soát tốt và ngăn chặn thực phẩm bẩn vào TP.HCM, bà Tuyết cho rằng: “Hàng trăm, hàng ngàn xe lưu thông trên đường, nếu không có tai mắt người dân thì cơ quan chức năng khó mà kham nổi. TP.HCM chỉ là đầu ngọn, thú y các địa phương làm chặt đầu gốc thì mới hạn chế được thực phẩm bẩn đưa về TP.HCM”. Cũng theo bà Tuyết: “Thời gian qua trạm phát hiện nhiều trường hợp tái phạm vận chuyển sản phẩm động vật trái phép. Theo quy định, những trường hợp tái phạm thì khi xử phạt sẽ xem xét tình tiết tăng nặng; tái phạm lần thứ 3 trong một năm thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, nhưng thực tế rất ít vụ bị truy tố".

Thịt thối vẫn đạt chuẩn

Giữa tháng 9.2011, Đội Quản lý thị trường (QLTT) Tân Phú - thuộc Chi cục QLTT TP.HCM phối hợp với đoàn liên ngành Q.Tân Phú kiểm tra kho hàng của một công ty nằm trong khu công nghiệp Tân Bình, niêm phong gần 15 tấn thịt bò nhập khẩu không rõ nhãn hàng hóa, xuất xứ, không hạn sử dụng. Lô thịt này bị chuyển màu xanh đen, bốc mùi hôi. Ông Phạm Thanh Bình - Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú - cho biết: “Khi tổ công tác ập vào kiểm tra thì gần nửa lô thịt bò hôi thối nhập khẩu từ Mỹ đã bị tẩu tán. Đối tượng khai đã đưa ra thị trường tiêu thụ. Bằng cảm quan, các cán bộ chuyên môn thú y kết luận lô hàng thịt bò này đã thối rữa không thể tiêu thụ được. Nhưng chủ hàng chỉ bị xử lý hành vi nhập lậu. Theo thông tin từ cán bộ thú y, các đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn thường chiếu xạ lên lô hàng nên thịt thối cỡ nào đi chăng nữa, nhưng khi đưa đi xét nghiệm đều đạt chỉ tiêu vệ sinh. Loại thịt này sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách khó lòng biết được, rất nguy hiểm. Phần nhiều các loại thịt nguội đều từ nguồn thịt bẩn mà ra”.

Đề cập đến các lô hàng thực phẩm bẩn (thịt, nội tạng, phụ phẩm động vật…) bị tẩu tán khỏi một số cảng có khả năng đưa vào TP.HCM tiêu thụ, bà Đặng Thị Tuyết nhìn nhận: “Các lô hàng này thường được vận chuyển lậu vào TP.HCM bằng xe tải, container nên rất khó bị phát hiện...".

(Theo Thanh Niên)