Hãng hàng không Indochina Airlines (công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương) và Trai Thien Air Cargo (công ty Cổ phần Hàng không Trãi Thiên) chính thức bị hủy bỏ giấy phép kinh doanh theo quyết định của Bộ GTVT, ngày 5/12.
TIN BÀI KHÁC
Tiệc Noel VIP có giá bao nhiêu?
Siêu xe Bentley gần 10 tỷ làm taxi ở Sài Gòn
Bán nộm rong ở phố cổ, thu nhập 30 triệu đồng/tháng
Hà Nội: Thêm khu đô thị tiền tỷ bỏ hoang
8 giờ đấu tranh căng thẳng của cư dân tòa nhà cao nhất VN
Đầu nậu gỗ lách luật bằng... nhà gỗ
Như vậy, tính tới thời điểm này, trên thị trường hàng không dân dụng Việt Nam chỉ có 5 hãng hoạt động, gồm: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Air Mekong, Vasco và "tân binh" VietJetAir.
Indochina Airlines chính thức bị "khai tử" ngày 5/12. |
Theo lãnh đạo Cục Hàng không VN, Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008. Đến ngày 25/11/2008, hãng đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, ngày 31/10/2009, Indochina Airlines đã gần như không còn bất cứ hoạt động nào liên quan đến vận chuyển hàng không. Thương quyền vận chuyển, giấy phép bay đã bị rút, các hoạt động bán vé, tiếp thị, giao dịch thương mại... cũng không còn hiệu lực.
Indochina Airlines đang nợ các đối tác khoảng 60 tỷ đồng. Trong đó, tiền nợ xăng dầu là 25 tỷ đồng, bao gồm cả nợ gốc lẫn lãi quá hạn. Ngoài ra, có ít nhất 35 đại lý bán vé máy bay ở Hà Nội cũng có đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng phản ánh chuyện Indochina Airlines còn nợ họ gần 800 triệu đồng tiền xuất vé. Mới đây nhất, Tòa án Nhân dân TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi nợ 1,3 triệu USD (gồm cả gốc 1,19 triệu USD và lãi tính đến ngày 27/7/2011), mà Hãng hàng không Đông Dương còn nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Theo đó, nhạc sỹ Hà Dũng, ông chủ của hãng này, sẽ phải trả nợ cho ACB.
Cùng chịu chung số phận với Indochina Airlines, Trai Thien Air Cargo - hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam chuyên vận chuyển hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện nội địa và quốc tế, trọng tâm là thị trường nội địa Bắc Nam và thị trường Đông Nam Á, thị trường Đông Bắc Á; được thành lập ngày 11/6/2008 theo giấy phép kinh doanh số 4103010581 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng Việt Nam.
Theo hồ sơ thành lập, Trai Thien Air Cargo khai thác loại tàu bay Boeing 737-300 Freighter được chuyển đổi từ tàu bay chở khách sang chở hàng do các cơ sở kỹ thuật sản xuất tàu bay của Boeing phê chuẩn. Khoang chứa hàng chính được thiết kế rất thuận tiện cho việc sử dụng Pallet và Container. Tuy nhiên, từ ngày được cấp giấy phép đến nay, hãng này cưa có động tĩnh gì về việc sẽ cất cánh.
Đội ngũ tiếp viên nữ của Vietjet Air. |
Trong một diễn biến khác, sáng 2/12, Công ty Cổ Phần Hàng không VietJet chính thức khai trương và ra mắt hãng hàng không thế hệ mới VietJetAir - là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép bay trong nước và quốc tế, hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier).
Hãng hàng không này hiện khai thác dòng tàu bay Airbus A320 mới, với 3 trục đường nội địa chính của Việt Nam là TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Giữa năm 2012, VietJetAir có kế hoạch mở rộng mạng đường bay tới các tỉnh thành khác của Việt Nam và các điểm đến trong khu vực.
Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng Giám đốc VietJetAir cho biết: “Với chiến lược kinh doanh theo mô hình LCC, VietJetAir đã quyết định lựa chọn dòng tàu bay chủ đạo là Airbus A320 mới, tập trung vào các sản phẩm tàu bay mới để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, vận hành”.
VietJetAir sẽ khởi bay với tần suất 4 chuyến bay/ngày trên đường trục chính Hà Nội - TP HCM trong thời gian đầu hoạt động, sau đó sẽ tăng dần để đạt mục tiêu 14 chuyến bay/ngày.
Hiện, giá chưa vé chưa bao gồm thuế hai chiều TP HCM - Hà Nội của VietjetAir là 900.000 đồng loại tiết kiệm, 455.000 đồng chiều TP HCM ra Đà Nẵng…
(Theo Đất Việt)