Thông tin ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank từ nhiệm đã khiến TTCK mất 3,5% giá trị, tương đương 25.000 tỷ đồng chỉ trong một phiên giao dịch ngày 2/11.
Hồ sơ về gia đình ông Đặng Văn Thành
Ông Thành và Sacombank: Tạo dựng, gom tiền và rút lui
Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới
Ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Sacombank
Ông Thành và Sacombank: Tạo dựng, gom tiền và rút lui
Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới
Ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Sacombank
Thông tin Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Đặng Văn Thành từ nhiệm đã được lan truyền theo dạng tin đồn từ ngày 1/11/2012, sau đó được xác thực bằng Thông cáo báo chí của Sacombank vào chiều thứ Sáu, 2/11/2012. Không ít người bàng hoàng khi tiếp nhận thông tin này, không hẳn vì “thương” cá nhân vị Chủ tịch đã sáng lập và tại vị tại Sacombank gần 20 năm liền, mà là vì giá trị tài sản bỗng dưng giảm mạnh theo sự kiện “đảo chủ” này.
Chia sẻ cảm nhận với Người quan sát về thông tin Chủ tịch Sacombank từ nhiệm, tổng giám đốc một CTCK lớn nói rằng, nhà đầu tư biết tin đó 1 ngày, nhưng “chạy không kịp”. Sáng 2/11, thị trường đỏ rực, chỉ toàn người bán (VN-Index phiên này giảm tới gần 13 điểm, còn hơn 375 điểm), nên rất nhiều người bị “kẹp hàng”, không thể bán được. Bản thân công ty ông cũng “đau đớn” vì sự kiện này, bởi thị trường giảm mạnh đồng nghĩa với giá trị tài sản ròng của danh mục tự doanh giảm mạnh. Cứ đà này, công ty sẽ phải trích lập khoản dự phòng rủi ro lớn nữa và không thể thoát lỗ trong năm nay.
Giám đốc đầu tư một công ty quản lý quỹ nói: thị trường giảm đồng loạt khiến bao công sức của công ty ông từ đầu năm đến nay sắp tan thành mây khói. “Biến cố” xảy ra tại Sacombank, nhưng không phải chỉ có cổ phiếu STB của Sacombank giảm, mà toàn thị trường đồng loạt giảm, ảnh hưởng đến tài sản của mọi nhà đầu tư. Giá cổ phiếu giảm trên diện rộng, vì nhà đầu tư một lần nữa bị ảnh hưởng bởi tin “sốc” và chưa biết sẽ còn những sự cố nào sắp ập tới.…
Chia sẻ cảm nhận với Người quan sát về thông tin Chủ tịch Sacombank từ nhiệm, tổng giám đốc một CTCK lớn nói rằng, nhà đầu tư biết tin đó 1 ngày, nhưng “chạy không kịp”. Sáng 2/11, thị trường đỏ rực, chỉ toàn người bán (VN-Index phiên này giảm tới gần 13 điểm, còn hơn 375 điểm), nên rất nhiều người bị “kẹp hàng”, không thể bán được. Bản thân công ty ông cũng “đau đớn” vì sự kiện này, bởi thị trường giảm mạnh đồng nghĩa với giá trị tài sản ròng của danh mục tự doanh giảm mạnh. Cứ đà này, công ty sẽ phải trích lập khoản dự phòng rủi ro lớn nữa và không thể thoát lỗ trong năm nay.
Giám đốc đầu tư một công ty quản lý quỹ nói: thị trường giảm đồng loạt khiến bao công sức của công ty ông từ đầu năm đến nay sắp tan thành mây khói. “Biến cố” xảy ra tại Sacombank, nhưng không phải chỉ có cổ phiếu STB của Sacombank giảm, mà toàn thị trường đồng loạt giảm, ảnh hưởng đến tài sản của mọi nhà đầu tư. Giá cổ phiếu giảm trên diện rộng, vì nhà đầu tư một lần nữa bị ảnh hưởng bởi tin “sốc” và chưa biết sẽ còn những sự cố nào sắp ập tới.…
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 2/11, Sacombank cho rằng: “Tại thời điểm này, việc ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức danh Chủ tịch HĐQT không gây xáo trộn trong công tác quản trị và điều hành của Ngân hàng và tình hình huy động, cho vay của Sacombank vẫn rất ổn định”. Chưa rõ tình hình Sacombank có diễn ra như những gì đề cập trong Thông cáo báo chí hay không, nhưng sự thật là toàn TTCK mất 3,5% giá trị, tương đương 25.000 tỷ đồng chỉ trong một phiên giao dịch ngày 2/11.
Ở phía cơ quan quản lý, trước các biến cố lớn tại DN như sự kiện trên, để bảo vệ nhà đầu tư, công cụ “chuyên dụng” trên TTCK là quy định buộc DN phải cung cấp thông tin công khai đến Sở GDCK, đến UBCK và thị trường trong vòng 24h (Thông tư 52/2012/TT-BTC). Tuy nhiên, trong công bố thông tin bất thường của Sacombank trên HOSE, nội dung đưa ra khá đơn giản: thông báo HĐQT nhất trí miễn nhiệm Chủ tịch Thành và bầu Chủ tịch mới, thiếu thông tin chi tiết kèm theo để cơ quan quản lý cũng như nhà đầu tư nắm rõ hơn về “sự kiện”. Cách công bố thông tin này có thể làm đúng theo khuôn mẫu, nhưng sẽ rất khó để làm dịu đi tâm lý bất an đang ngự trị trên thị trường.
Làm thế nào để giảm bớt tác động tiêu cực đến nhà đầu tư đại chúng, giảm bớt hiện tượng “đồng loạt giảm sàn” của các cổ phiếu trước những biến cố bất thường xảy ra tại một DN? Đó là một câu hỏi mà nhà quản lý cần trả lời trong nỗ lực bảo vệ nhà đầu tư. Điều cần nhất với nhà đầu tư là phải có thông tin chi tiết hơn, rõ ràng hơn về “sự kiện nóng” từ chính chủ thể DN và một thông điệp trấn an chủ động từ nhà quản lý để chặn đà suy giảm hàng loạt đã và có thể tiếp tục diễn ra trên thị trường.
(Theo ĐTCK)