Một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton
là hai chính trị gia nổi tiếng nhất ở Mỹ. Làm thế nào mà cặp đôi quyền lực này
lại nhận được sự yêu mến như vậy?
TIN BÀI KHÁC:
Lính Ấn Độ và Pakistan đấu súng
Ngắm khách sạn mang tên "Kẻ Trộm" ở Na Uy
Ông bà Bill và Hillary Clinton.
Hillary Clinton sắp rời khỏi cương vị Ngoại trưởng - và Tổng thống Obama đã chọn John Kerry cho vị trí này - giữa thời điểm bà nhận được sự tín nhiệm và kính trọng rất cao của phần đông người Mỹ.
Thăm dò của NBC News/Wall Street Journal trong tháng 12 cho thấy, Ngoại trưởng Hillary và chồng bà, cựu Tổng thống Clinton, là hai chính trị gia nổi tiếng nhất. Cùng lúc đó, một thăm dò của Bloomberg cho kết quả 70% người Mỹ đánh giá Ngoại trưởng Clinton một cách thiện cảm - một con số ngạc nhiên trong bối cảnh đất nước này đang bị chia rẽ đảng phái.
Điều gì đã làm nên mức tín nhiệm cao như vậy dành cho Bill và Hill như các cây bút ở Washington thường gọi họ?
Một số chuyên gia cho rằng, "sự chuyển đổi" của Ngoại trường Clinton sang vũ đài toàn cầu của các vấn đề quốc tế đã giúp bà giành được những cái gật đầu tán thưởng từ cả phe Dân chủ lẫn Cộng hòa.
Những người khác cho rằng, đơn giản là vì nhà Clinton có mặt ở khắp nơi, với Ngoại trưởng Clinton tất bật công du để đưa hình ảnh Mỹ ra tới thế giới còn cựu Tổng thống Clinton nhận được sự chú ý trong suốt mùa bầu cử vừa qua - lúc đầu tại Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ, sau đó là các đợt vận động - vì lợi ích của Tổng thống Obama.
Nhưng như Washington Post nêu ra mới đây khi đánh giá về "một năm tốt đẹp" của vợ chồng nhà Clinton. "Sự có mặt khắp nơi thường khiến cho công chúng mệt mỏi, chứ không còn hồi hộp nữa". Vậy tại sao người Mỹ lại không "chán" cặp đôi Clinton?
Về Ngoại trưởng Hillary, người Mỹ dường như cảm phục sự làm việc của bà và khả năng tái sáng tạo bản thân của người phụ nữ này.
Khi thông báo sự sắp trở lại của Hillary Clinton sau khi phải nằm viện điều trị một khối máu đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói rằng Ngoại trưởng "đang nóng lòng muốn đi". Điều này nghe có vẻ ủy mị nhưng lại rất thật. Bất cứ ai theo dõi lịch trình hàng ngày của bà Clinton trong 4 năm qua đều tin điều đó.
Nghe cũng có vẻ rất chân thành khi nữ phát ngôn viên Nuland nói thêm rằng Hillary Clinton vẫn sẽ chứng thực trước Quốc hội về vụ tấn công Benghazi, sự kiện xảy ra trong trách nhiệm của nữ Ngoại trưởng và cướp mạng sống của 4 người Mỹ, trong đó có đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens.
Và tiếp đó là vấn đề tái sáng tạo bản thân.
Khi Ngoại trưởng Clinton ra viện hôm 2/1, đi cùng bà có chồng và con gái Chelsea. Bà đã mỉm cười đằng sau cặp kính đen - dường như cùng cặp kính mà bà đã đeo trong bức ảnh nổi tiếng chụp bà trên một máy bay quân sự khi đang nhìn vào chiếc điện thoại BlackBerry. Điều đó khiến người ta nhớ đến khoảng cách đáng kể chuyển từ các bộ đồ "lôi thôi" trong chiến dịch Tổng thống bất thành năm 2008 tới một "cool Hillary" của phong cách Internet năm 2012.
Đáng kể hơn nữa là cách thức bà tự vươn lên sau thất bại năm 2008 và đã giúp sức một cách hiệu quả cho một người đã đánh bại bà trong vai trò một nhà ngoại giao cấp cao của đất nước.
Khi tới thăm các nền dân chủ mới nổi trên thế giới, Clinton hẳn phải nói hàng nghìn lần câu chuyện như thế nào - sau khi đọ sức và thua trước Thượng nghị sĩ Obama khi đó - bà lại làm việc cho ông và việc vượt qua các khác biệt chính trị vì lợi ích của quốc gia là một yếu tố cần thiết như thế nào cho một nền dân chủ thành công.
Khả năng biến thất bại chính trị lớn nhất của mình thành một tài sản có thể
là đặc điểm gây ấn tượng với mọi người nhất về Clinton.
Thanh Hảo (Theo CSM)