Ngày hôm nay, ông Natsuo Yamaguchi - lãnh đạo đảng New Komeito, một đối tác liên minh của đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật - bắt đầu chuyến công du bốn ngày tới Trung Quốc.
Nhật đồn trú chiến đấu cơ để chặn TQ
TQ tuyên bố khảo sát đảo tranh chấp với Nhật
Nhật tăng cường vũ trang cho Senkaku
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát |
Ông Yamaguchi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại chính trị giữa các bên. Ông tin rằng Thủ tướng Abe đã sẵn sàng nối lại một hội nghị lãnh đạo giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới.
Ông Natsuo Yamaguchi cũng kêu gọi các bên không nên dưa máy bay chiến đấu tới không phận của đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Một chuyên gia Trung Quốc về nghiên cứu Nhật Bản là Feng Wei tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải cho rằng chuyến công du của ông Yamaguchi là 'tín hiệu rõ ràng' mà Tokyo gửi đi cho thấy căng thẳng sẽ được giãn ra trong tương lai.
"Chuyến công du của Yamaguchi tới Bắc Kinh là một phần trong kế hoạch phá băng của Thủ tướng Abe, và đảng New Komeito từ lâu đã có quan hệ rất chặt chẽ với Bắc Kinh trong những thập kỷ gần đây" - ông Feng nói.
Hôm qua, Bắc Kinh xác nhận rằng việc đối thoại ngoại giao với Toky 'vẫn' đang đề cập tới tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Căng thẳng giữa hai bên kéo dài và nghiêm trọng kể từ khi Tokyo quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp giữa hai bên là Senkaku/Điếu Ngư vào hồi tháng Chín năm ngoái.
Bắc Kinh thúc giục Tokyo xử lý vụ đối đầu trên biển một cách yên ổn và chân thành, trong khi các nhà quan sát nói rằng vẫn cần phải xem các thành viên then chốt trong liên minh đảng cầm quyền của Nhật Bản có đưa ra các đề xuất mang tính xây dựng tới Trung Quốc trong suốt chuyến công du của họ hay không.
Tuy nhiên, một mặt, Trung Quốc nói rằng muốn giải quyết tranh chấp biển đảo thông qua đối thoại và tham vấn. Mặt khác, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại nói rằng Bắc Kinh có cả 'quyết tâm lẫn tiềm lực' để bảo vệ chủ quyền của mình.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nhật tuyên bố rằng sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp giữa hai bên là nhằm 'thay đổi cục diện hiện thời'.
Cùng lúc đó, các tàu công vụ và máy bay của Trung Quốc liên tục xuất hiện tại gần quần đảo hiện đang do Nhật kiểm soát.
- Lê Thu (theo Asia One/ANN)