Năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã có một trong những bài phát biểu toàn liên bang nổi tiếng nhất khi ông nêu ra "Bốn Tự do". Dưới đây là một số Thông điệp Liên bang nổi bật nhất trong lịch sử nước Mỹ.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Thông điệp Liên bang: Obama cam kết hồi sinh kinh tế
Obama và những hy vọng mới
Nhà Trắng công bố ảnh Obama bắn súng

Tổng thống Franklin D. Roosevelt đang phát biểu trước Quốc hội ở Washington ngày 4/1/1939. Ông nói về "Bốn Tự do": Tự do ngôn luận, Tự do Tín ngưỡng, Tự do khỏi đói nghèo, và tự do khỏi nỗi sợ hãi.

Trong bức ảnh tư liệu ngày 8/1/1951, Tổng thống Harry S. Truman đọc Thông điệp Liên bang trước một phiên họp chung của Quốc hội ở Washington, D.C.

Tổng thống Dwight Eisenhower đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội ở Washington ngày 7/1/1960. Phía sau là Phó Tổng thống Richard Nixon và Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn. 

Tổng thống John F. Kennedy dùng cử chỉ khi ông đọc Thông điệp Liên bang ở Washington ngày 11/1/1962, trước một phiên họp chung của Quốc hội thứ 87. Đây là bài phát biểu thứ 2 của Tổng thống Mỹ mới đắc cử. Thứ nhất là của Dwight D. Eisenhower, người tiền nhiệm của Kennedy. Nhớ lại 14 năm của mình ở Quốc hội, Kennedy nói rằng, một số nhà lập pháp của cơ quan này "nằm trong số những người bạn lâu năm nhất của tôi ở Washington - và Quốc hội là ngôi nhà lâu năm nhất của tôi".

Tổng thống Lyndon B. Johnson thông báo các chương trình Xã hội Lớn của ông vào năm 1968. Ông cũng kêu gọi một Đạo luật Quyền Bầu cử cũng như làm sạch nước và không khí. Khán giả vỗ tay 80 lần trong bài phát biểu của ông.

Với Gerald Ford ngồi phía sau, Tổng thống Richard Nixon kêu gọi kết thúc cuộc điều tra Watergate, nói rằng "Một năm Watergate là đủ rồi". Ông cũng tuyên bố sẽ không từ chức, khẳng định: "Tôi không có ý định rời khỏi chức vụ mà người dân đã bầu chọn tôi làm". Ông từ chức 6 tháng sau đó.

Tổng thống Ford chuẩn bị đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội ở Washington ngày 19/1/1976. "Tôi phải nói với mọi người rằng Thông điệp Liên bang là không tốt", Ford nói, viện dẫn tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng chậm và thâm hụt tài chính lớn. Ông nói thêm: "Tôi có tin xấu, và tôi không mong nhiều sự hoan nghênh, nếu có".

Tổng thống Jimmy Carter khi đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội ở Washington ngày 23/1/1979.

Tổng thống Reagan đọc Thông điệp Liên bang ở Capitol Hill ngày 25/1/1988. Phó Tổng thống George Bush (trái) và Chủ tịch Hạ viện James Wright ngồi phía sau ông.

Tổng thống George H. Bush đọc Thông điệp Liên bang chỉ 13 ngày sau các cuộc tấn công nhằm vào Iraq bắt đầu ngày 16/1/1991. Ông nhận được tràng pháo tay hoan hô lâu nhất khi nói về những quân nhân Mỹ ở Vùng Vịnh. "Không ai hết lòng hơn thế, tận tụy hơn thế cho công việc khó nhọc của tự do". Tỷ lệ ủng hộ dành cho ông cuối cùng cũng tụt giảm từ con số 82% xuống còn khoảng 30% trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

Ngày 19/1/1999, Tổng thống Bill Clinton đọc Thông điệp Liên bang ngay sau khi ông bị Hạ viện luận tội về bê bối tình ái với Monica Lewinsky.

Trong bài phát biểu năm 2002, Tổng thống George W. Bush gọi Iran, Iraq và Triều Tiên là "trục ma quỷ". Trong Thông điệp Liên bang cuối cùng của ông năm 2008, Bush nháy mắt với một số khán giả và cho rằng kinh tế đang trong "một giai đoạn bất ổn" và nêu ra tiến bộ đạt được trong cuộc chiến ở Iraq.

Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội, khi Phó Tổng thống Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện John Boehner ngồi phía sau, tại Washington ngày 24/1/2012.

Thanh Hảo (Tổng hợp)