Ngoại trưởng Mỹ đã bác bỏ một loạt các điều kiện mà Bình Nhưỡng đưa ra để có thể bước vào bàn đàm phán vì cho rằng đó là điều 'không chấp nhận được'.

{keywords}
Tên lửa Musudan của Triều Tiên. Ảnh: RT

Trong phiên điều trần trước ủy ban Thượng viện Mỹ hôm qua, ông Kerry đã kêu gọi một bước đi 'mở đường' từ phía Bình Nhưỡng, và nhấn mạnh rằng Triều Tiên sẽ không có bất kỳ sự hỗ trợ nào nếu như không có các biện pháp thật sự thành tâm đối với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ông Kerry đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phá bỏ kiểu đối thoại với Triều Tiên như hiện nay, mà theo đó, Bình Nhưỡng luôn được 'toại nguyện' thì mới quay trở lại bàn đàm phán sau một loạt hành động gây hấn của chính họ.

Ông Kerry nói về tầm quan trọng của Trung Quốc trong việc tháo gỡ tình hình, và nói rằng chu trình cũ là do Bình Nhưỡng tin rằng Bắc Kinh sẽ không trừng phạt họ vì những hành động bốc đồng.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Trung Quốc thấy mức độ bất ổn trong khu vực gia tăng và ông cũng đã nói rất thẳng thắn, chân thành trong suốt cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc tuần trước.

Các nhà phân tích nhận định rằng các bình luận này của ông Kerry là một cách nói rõ ra các điểm để có thể khởi đầu đối thoại với Triều Tiên.

Điều kiện tiên quyết mà Bình Nhưỡng đặt ra để có thể ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ là phải thu hồi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, chấm dứt các cuộc tập trận Mỹ - Hàn.

“Đối thoại phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng – đây là quan điểm nhất quán của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên” - hãng tin KCNA nói.

Trước đó, Triều Tiên cũng phát tín hiệu đối thoại với Mỹ và Hàn Quốc.

Bình Nhưỡng nói rõ ‘đối thoại thật sự’ chỉ có thể diễn ra khi mà Triều Tiên sở hữu phương tiện phòng thủ hạt nhân đủ để ngăn chặn mối đe dọa chiến tranh hạt nhân của Mỹ; trừ khi Mỹ rút lại chính sách thù địch và các mối đe dọa cùng với lời đe dọa chống lại cố lãnh đạo của họ.

Trong khi đó, lãnh đạo tình báo cấp cao nhất của Washington nói rằng Triều Tiên chưa thể phát triển tiềm lực đầy đủ để lắp đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo.

Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nói rằng Triều Tiên đã phóng tên lửa Taepdong 2 để đưa vệ tinh vào quỹ đạo hồi tháng 12 vừa qua cho thấy công nghệ tên lửa tầm xa của nước này.

Nhưng Clapper nói rằng "Triều Tiên chưa thể phát triển, thử nghiệm và chứng thực toàn diện các tiềm lực hết mức có thể cho một tên lửa hạt nhân".

Lê Thu (Theo AP/Reuters/Yonhap/CNA)

Các tin liên quan

Giải bài toán chiến tranh Triều Tiên

Triều Tiên: chuyện 'đùa với lửa' mà cũng ầm ĩ

Triều Tiên ra điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán

Nỗi ám ảnh của Nga về chiến tranh Triều Tiên

Triều Tiên kêu gọi "hành động quyết định"

Triều Tiên bắn 'tín hiệu' đối thoại với Mỹ, Hàn

Vì sao Triều Tiên vẫn chưa khai hỏa?

Trực thăng Mỹ rơi gần biên giới Triều Tiên

Quân đội Triều Tiên ra tối hậu thư cho Hàn Quốc