Một thùng hàng chứa 20 tỷ euro tiền mặt đã bị bỏ quên tại một sân bay Moscow suốt 6 năm và hiện có tin rằng đó là tài sản bí mật của Saddam Hussein.


{keywords}

Số tiền trên, hiện được canh gác chặt chẽ trong kho chứa hàng, được chất lên 200 tấm pallet gỗ, mỗi tấm chứa 100 triệu euro. Hải quan Nga yêu cầu chủ thật sự của số tiền trên phải ra trình diện để nhận tiền. Tuy nhiên, hàng loạt nỗ lực giả và không đáng tin đã được thực thi để lấy số tiền trên song không ai thuyết phục được nhà chức trách rằng họ đúng là chủ nhân của núi tiền trên.

"Có thể đó là tiền của Saddam Hussein", một nguồn tin tình báo giấu tên nói với báo Moskovsky Komsomolets.

Núi tiền trên, toàn tờ 100 euro, được chuyển từ Frankfurt tới sân bay Sheremetyevo, Moscow vào ngày 7/8/2007 và bị đóng băng ở đây kể từ đó tới giờ.

Các nguồn tin Nga cho hay, nhà chức trách không thể biết được chủ nhân đích thực của số tiền, vốn được chuyển tới sân bay mà không có tên người nhận cụ thể.

Tại sao "kho báu" của Saddam Hussein lại được gửi từ Đức sang Nga sau khi ông này bị lật đổ  4 nămvà 8 tháng sau khi bị hành hình, hiện còn chưa rõ. Tuy nhiên, đây không phải là học thuyết duy nhất về nguồn gốc của núi tiền trên.

Có tin rằng nhà cựu lãnh đạo Iraq đã chuyển gần chục tỷ euro sang Moscow bằng túi xách ngoại giao trước khi bị lật đổ. Số tiền này chỉ là một phần nhỏ trong số của cải mà Saddam tích lũy được.

"Đó là một khả năng khác", một nguồn tin an ninh vừa cho biết. Saddam không phải người đầu tiên tuồn tài sản ra nước ngoài, còn Muammar Gaddafi thì sao?.

"Và có một giải thích khác rằng đó là tiền của mafia Nga, hoặc tài sản của quan chức Nga tham nhũng, và nó trở nên quá nguy hiểm cho ai đứng ra nhận là chủ nhân. Đó là số tiền khổng lồ".

Vận đơn, dù không nêu tên người nhận, vẫn gợi ý về chủ nhân của nó, Farzin Koroorian Motlagh, 45 tuổi. Hộ chiếu của người này cho biết, ông ta là người Iran song hải quan Nga và các cơ quan khác dường như không tin đó là chủ sở hữu đích thực của số tiền trên. Người này cũng không tới Moscow để nhận tiền.

Đêm qua, có các báo cáo cho hay, số tiền trên dành cho một quỹ vô danh có tên Thế giới của những người tốt bụng, có trụ sở chính ở Ukraine song đích đến cuối cùng của số tiền lại là Nga. Chủ nhân của quỹ này là Alexander Shipilov, 53 tuổi, là một trong số những người không thuyết phục được nhà chức trách giao tiền cho ông ta, số tiền có thể làm Shipilov giàu có hơn cả Roman Abramovich, người có 9 tỷ bảng.

Tổ chức từ thiện của nhân vật này được cho là sẵn sàng chi 2 tỷ euro để trả cho các luật sư nếu thắng và lấy được số tiền. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý Nga tỏ ra không mặn mà với vụ này.

Vadim Lyalin, một chuyên gia về các vấn đề hải quan nói: "Người chuyển hàng không nêu cụ thể tên người nhận. Điều này khá là kỳ quặc. Nó cho thấy có gì đó không đúng đắn về số tiền. Chắc chắn là ai đó sẽ nhận hàng từ đầu, song hiện chưa rõ đích xác ai làm. Có lẽ, có một kế hoạch nhất định về việc số tiền mặt trên sẽ được chuyển qua biên giới Nga vì không ai lại định gửi một số tiền lớn như vậy tới hư không. Có gì đó không ổn. Ông X không tới nhận hàng. Sau hàng loạt nỗ lực nhận tiền không thành, người đó quyết định tiến hành thông qua một quỹ. Đó là cách rửa tiền thường thấy".

Cho tới giờ, chính phủ Nga không tịch thu tiền. Lyalin nói: "Chả có cơ sở hợp lý để tịch thu số tiền. Chủ số tiền chỉ có trên giấy trong khi tiền là thật và được chuyển từ một ngân hàng của Đức". Tên ngân hàng là Deutsche Bank Group song ngân hàng này không xác nhận.

"Hải quan yêu cầu người sở hữu phải trình diện. Nhà chức trách muốn chắc chắn rằng chủ nhân số tiền còn sống và không phải là giả", Lyalin nói.

Motlagh (còn có tên là Farzin Ali Karoryan Mutlaq) - người mà năm 2010 bị buộc tội là chủ mưu vụ đánh cắp 14 tỷ USD từ ngân hàng trung ương Abu Dhabi bằng giấy tờ giả - cũng không xuất hiện ở sân bay Moscow để nhận số tiền được cho là của mình.

  • Hoài Linh (Theo DailyMail)