Cuộc chiến tranh Việt Nam không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc và dài lâu đối với những người lính Mỹ mà còn ám ảnh cả toàn nước Mỹ.

TIN BÀI KHÁC:


Một nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến nổ ra, một cuốn sách mới có tựa đề: "Việt Nam: Cuộc chiến thực sự" đã giới thiệu khoảng 300 bức ảnh AP giàu tính lịch sử nhất, từ bức ảnh hòa thượng tự thiêu trên phố của Malcolm Browne tới hình ảnh em bé 9 tuổi chạy trốn khỏi một cuộc tấn công bom napalm của Nick Út hay bức ảnh tử hình một tù nhân quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tác giả Pete Hamill đã tỏ lòng kính trọng đối với các phóng viên ảnh dũng cảm đến kinh ngạc của AP, những người đã đưa tin từ chiến trường để chia sẻ sự thật đau lòng về cuộc chiến. AP đã giành được 6 giải Pulitzer, bao gồm 4 bức ảnh đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam.

"Trải qua cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm ở Việt Nam, các phóng viên AP đã chứng kiến nhiều trận đánh hơn bất kỳ ai khác," Hamill giải trích trong lời mở đầu. "Đây là cuốn sách cho thấy họ đã làm tốt thế nào...Từ Việt Nam, các phóng viên ảnh đã chỉ cho thế giới cách nhìn nhận về chiến tranh."

{keywords} 

Cuốn sách "Việt Nam: Cuộc chiến thực sự" được nhà sách Abrams xuất bản vào ngày 1/10 tại Mỹ và Canada.

{keywords}

Bức ảnh này do phóng viên ảnh người Đức Horst Fass chụp. Bức ảnh cho thấy trực thăng Mỹ đổ súng máy xuống cánh đồng khi bộ binh Mỹ tấn công doanh trại của Quân đội giải phóng miền Nam Việt Nam ở phía bắc Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965.

{keywords} 

Henri Huet, phóng viên chiến trường Pháp, là tác giả của bức ảnh về những người lính nhảy dù giơ cao súng khi lội qua sông trong một cuộc truy lùng vị trí của quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở khu vực rừng rậm huyện Bến Cát, Bình Dương vào ngày 25/9/1965.

{keywords}
Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ bị bắn trong trận chiến trong rừng rậm gần biên giới Campuchia bị rơi khỏi một chiếc trực thăng vào ngày 14/5/1966.

{keywords} 

Bác sĩ Joseph Wolfe, giữa, điều trị cho một binh sĩ bị thương trong khi các y tá khác hỗ trợ tại Charlie Med, một bệnh viện tạm thời tại căn cứ Hải quân Khe Sanh vào tháng 3/1968.

{keywords} 

Bức ảnh do phóng viên Peter Gregg Arnett, người New Zealand chụp. Trong ảnh là lính hải quân Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng vào tháng 4/1965.

{keywords} 

Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự ngược đãi Phật giáo của chính phủ miền Nam Việt Nam vào ngày 11/6/1963 qua ống kính của Malcolm Wilde Browne, một phóng viên kiêm nhiếp ảnh gia người Mỹ.

{keywords}
Một phụ nữ ở gần Tây Ninh dắt con chạy khỏi ngôi nhà bị lính Việt Nam Cộng hòa đốt cháy vào tháng 7/1963.

{keywords} 

Hải quân Mỹ nổi lên từ hố cá nhân tại phía nam khu Phi quân sự sau đêm thứ ba giao tranh với quân đội Giải phóng miền Nam Việt Nam vào tháng 9 năm 1966.

Sầm Hoa (Theo Daily Mail)