Rất lâu trước khi có thông tin quân đội của Tổng thống Syria Bashar-al-Assad sở hữu vũ khí hóa học, chính quyền Mỹ đã tìm cách vô hiệu hóa kho khí độc thần kinh và những loại vũ khí hóa học khác của Damascus.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Hệ thống tiêu hủy vũ khí hóa học Cape Ray

Không quốc gia nào muốn làm việc này trên phần đất của mình, và việc đưa loại vũ khí đó tới Syria giữa bối cảnh một cuộc nội chiến dường như chứa đầy hiểm họa kinh hoàng.

Tuy nhiên, cả thế giới sẽ sớm nhìn thấy một giải pháp khả thi: chỉ trong vài tuần nữa, Mỹ dự kiến triển khai loại vũ khí có tên MV Cape Ray nặng 22.000 tấn, cao 198m với công nghệ phá hủy các chất độc hóa học thường được dùng để chế tạo chất độc thần kinh sarin và hơi cay.

Nhân sự trên con tàu thép màu xám sẽ đưa các chất hóa học lên một cảng ở nơi nào đó trên Địa Trung Hải (có thể là ở Italy), rồi sau đó đưa ra vùng biển quốc tế. Tại đây, các vấn đề về ngoại giao và chính trị sẽ bớt rườm rà hơn là thực hiện công việc này theo đường bộ. Con tàu sẽ có khoảng 35 thủy thủ vận hành tàu và hơn 60 kỹ sư và các nhân sự khác xử lý kho hóa học.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall phụ trách việc thu mua, công nghệ và hậu cần cho biết: “Chúng tôi dự định xử lý khoảng 700 tấn [vũ khí hóa học] và công suất cũng đủ để xử lý chừng đó”.

Kỹ sư Adam Baker tại Trung tâm Hóa sinh Edgewood của quân đội Mỹ cho biết: Các hóa chất sẽ được vô hiệu hóa trong một lều vải trắng có thông hơi trên boong tàu, sau đó lọc qua các ống dẫn rồi đi tới một loạt các bình chứa để tiếp tục được xử lý và về kho chứa. Tổ chức này đã tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Mỹ nhiều năm liền tại ba địa điểm khác nhau.

{keywords}
Bên trong hệ thống xử lý vũ khí hóa học Cape Ray

Các hệ thống thủy phân trên Cape Ray cũng vận hành với công nghệ tương tự, hệ thống làm nóng và trộn với nước, sodium hydroxide và sodium hypochlorite để biến các chất độc hóa học thành chất thải có độc tính tương đương như các loại hóa chất làm sạch gia dụng khác.

Điểm khác biệt then chốt ở đây là hệ thống mới sẽ vấn hành trên biển, có khả năng gặp phải thời tiết xấu, hoặc bị tấn công, và nhiều rủi ro khác trong quá trình xử lý. Nhiều khả năng hệ thống sẽ được lực lượng hải quân bảo vệ.

Đội thủy thủ của Cape Ray sẽ triển khai trên bốn tháng - khoảng hơn 90 ngày, để xử lý số vũ khí hóa học, cộng với thời gian đi tới đi lui từ bang Virginia. Tuy nhiên, hiện chưa rõ là điều gì sẽ xảy ra nếu như chính quyền Syria trì hoãn việc giao nộp các chất hóa học tại cảng Latakia cho các tàu của Đan Mạch và Na Uy.

Hiện tại, vẫn còn 12 căn cứ quân sự của Syria có khả năng không đáp ứng kịp thời gian như thời hạn mà Liên Hợp Quốc đặt ra.

Ông Kendall cho biết chính quyền Tổng thống Obama vẫn kỳ vọng Tổng thống Bashar-al Assad vẫn tuân thủ các thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học đã đạt được vào tháng Chín năm ngoái, để tránh nguy cơ tấn công quân sự.

Lê Thu (theo FP)