Đông đảo người biểu tình phản đối chính phủ ở Thái Lan, hôm nay (13/1), kéo tới Bangkok để thực hiện kế hoạch làm tê liệt trung tâm thủ đô mà họ đã chuẩn bị từ trước.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

{keywords}
Người biểu tình đổ ra đường phố Bangkok từ sáng sớm.

Chính phủ đã triển khai 18.000 cảnh sát và binh sĩ song người biểu tình vẫn dựng các hàng rào chướng ngại và chiếm giữ các giao lộ chủ chốt.

Các quan chức bầu cử đã yêu cầu chính phủ lùi cuộc bỏ phiếu lại sau 3 tháng vì lý do an ninh. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Niwatthamrong Boonsongpaisan cho biết điều này là không thể.

{keywords}
Biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Thái Lan ngày 12/1.

Ít nhất 7 người bị thương khi một nhóm tay súng không rõ danh tính nã đạn về phía đám đông biểu tình ở điểm tập trung chính của họ tại Bangkok hôm 11/1.

Trong khi đó, chỉ huy quân đội, tướng Prayuth Chan-Ocha đã tìm cách dẹp bỏ những lời đồn đại về sự can thiệp của quân đội, khẳng định không ai định thực hiện một cuộc đảo chính.
Binh sĩ chính phủ hiện chỉ bảo vệ các tòa nhà chứ không giúp cảnh sát đối đầu với người biểu tình.

Một trong những thủ lĩnh biểu tình then chốt, cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban, tỏ ra rất quyết tâm khi ông huy động người ủng hộ. "Tôi muốn thông báo vào đêm quan trọng này rằng người dân sẽ không chấp nhận bất kỳ một đề nghị hay thương lượng nào", ông này nói với người ủng hộ. "Trong cuộc chiến này, thua là thua và thắng là thắng. Không có liên quan nào. Không có chuyện đôi bên cùng có lợi. Chỉ có chiến thắng cho một phía".

Các trường học được cho là sẽ đóng cửa bởi lo ngại cho sự an toàn của học sinh.

Niwattumrong Boonsongpaisan cho biết, chính phủ sẽ vẫn quyết tâm đàm phán với phong trào biểu tình về một sự thỏa hiệp có thể. "Thủ tướng Yingluck đã lệnh cho toàn bộ cảnh sát và binh lính kiềm chế hết sức và không sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào khi xử lý biểu tình", vị Phó Thủ tướng khẳng định.

{keywords}
Một nhóm người tham gia chiến dịch phản đối bạo lực ở trung tâm Bangkok hôm 12/1.

Trong gần 2 tháng qua, biểu tình chống chính phủ chủ yếu diễn ra không gặp cản trở, ngoại trừ một vài lần đối đầu bạo lực với cảnh sát. Tuy nhiên, cuối tuần trước đã xảy ra vụ xả súng ban đêm do những tay súng không rõ danh tính thực hiện.

Đảng Pheu Thai của Yingluck được cho là nhiều khả năng sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng trước. Thế nhưng phe phản đối cho rằng các chính sách dân túy của bà đã tạo ra một nền dân chủ chia rẽ và họ muốn chính phủ của bà trao quyền lực cho một "hội đồng nhân dân" không qua bầu chọn.

Một số người tin rằng cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck, vẫn kiểm soát các sự kiện ở Thái Lan thông qua em gái ông và chính phủ của bà.

Thanh Hảo (Theo BBC, Reuters)