Với một xe tự hành thăm dò trên Mặt Trăng và sở hữu siêu máy tính nhanh nhất thế giới, Trung Quốc đang nổi lên như một siêu cường mới trong lĩnh vực khoa học.

TIN BÀI KHÁC:


Quốc gia đông dân nhất thế giới đang chi những khoản đầu tư rất lớn vào nghiên cứu - nhiều đến mức mà một nhà khoa học hàng đầu của Anh nói rằng Trung Quốc đang trên đà vượt qua Mỹ trong 30-40 năm nữa.

Biên tập viên khoa học của hãng tin BBC David Shukman đã được phép tiếp cận một khu vực chủ chốt trong ngành nghiên cứu của Trung Quốc: một nhà máy ở Thâm Quyến có khả năng tạo ra 500 động vật nhân bản/năm.


Được điều hành bởi một công ty có tên BGI, cơ sở này đã trở thành trung tâm về nhân bản lợn lớn nhất trên thế giới.

Công nghệ nhân bản không phải là điều mới mẻ song những gì mới ở nhà máy này là việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng loạt. Nhiều con lợn trong chuồng là sản phẩm nhân bản và phần lớn đã được thay đổi về di truyền.

Mục đích của công việc nơi đây là dùng lợn để thử nghiệm các thuốc mới. Bởi chúng rất giống với con người về mặt gene nên lợn có thể được sử dụng như vật mẫu hữu ích. Vì vậy, biến đổi gene để mang lại cho chúng những đặc điểm có thể trợ giúp quá trình đó.

Tại cơ sở này, một lứa lợn con đã được loại bỏ gene tăng trưởng - chúng không lớn thêm nữa khi 1 năm tuổi. Nhiều con khác có ADN được chắp vá để khiến chúng dễ bị bệnh Alzheimer hơn.

Ở trụ sở của công ty, một nhóm kỹ thuật viên đang chăm chú nhìn qua những chiếc kính hiển vi. Nhà khoa học phụ trách ở đây, Tiến sĩ Yutao Du, cho biết: "Chúng tôi có thể thực hiện việc nhân bản trên một quy mô rất lớn. 30-50 người cùng làm nên chúng tôi có thể tạo nên một nhà máy nhân bản ở đây".

Thanh Hảo (Theo BBC)