Nghèo đói, lạc hậu, cùng cực... đó là những từ thường được dùng để miêu tả Liangshan, một quận thuộc tỉnh Tứ Xuyên đông người dân tộc Di sinh sống.

TIN BÀI KHÁC:

Giờ đây, Liangshan còn có một biệt danh khác: lao động trẻ em. Vào cuối năm ngoái, hàng chục em nhỏ đã được giải cứu trong một chiến dịch của cảnh sát nhằm triệt phá nạn lao động trẻ em ở một nhà máy Shenzhen. Ngay sau đó, các em được đưa trở lại nhà của mình ở Liangshan.

{keywords}
Chiếc gùi trên lưng đứa trẻ này còn to hơn cả người em.

Ở các nhà máy, trẻ em phải làm việc như nô lệ, 12 giờ mỗi ngày và phải trả thêm tiền cho những người môi giới. Chúng thường là nguồn thu nhập trụ cột cho gia đình, ngoài một phần trợ cấp ít ỏi của nhà nước.

{keywords}
Một bé gái địu em nhỏ.

Tuy nhiên, ở trong chính nhà mình, trẻ nhỏ ở Liangshan vẫn không được nghỉ ngơi. Các em thường phải làm những công việc nặng nhọc để giúp đỡ cha mẹ.

{keywords}
Những đứa trẻ tỏa ra các thành phố làm việc dễ nhận ra là người Liangshan vì có kiểu tóc độc đáo.

Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là nạn ma túy và bệnh dịch HIV lan truyền ở những người trưởng thành trong vùng.

{keywords}
Zeriha, 67 tuổi, là người lớn duy nhất trong gia đình có 8 đứa trẻ. 

Zeriha, 67 tuổi, phải chăm sóc 8 đứa cháu cả nội lẫn ngoại do hai con trai và một con gái ông để lại. Ba người con này đã chết vì AIDS và chích hút ma túy.

{keywords}
Bốn đứa trẻ chụp ảnh bên cạnh ảnh của bố mình, người đã chết vì chích hút ma túy.

Với chỉ 600 Nhân dân tệ (99 USD) tiền trợ cấp của chính phủ trong một năm, ông Zeriha ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy các cháu của mình.

{keywords}
Trẻ em lao động ở Liangshan.

"Tôi đang tính đến việc cho một số đứa lớn ra ngoài làm việc, để chúng có cái ăn và giúp đỡ cả nhà", ông Zeriha cho biết.

Thanh Hảo (Theo Global Times)