Nửa đêm ngày 19/2, Tổng thống Ukraine tuyên bố một lệnh ngừng chiến, bắt đầu các cuộc thương lượng nhằm ngăn chặn máu đổ và mang lại ổn định.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

{keywords}
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Quảng trường Độc lập ở Kiev.

Tuyên bố đó - với lệnh ngừng bắn đã được lãnh đạo 3 đảng đối lập hàng đầu ở Ukraine nhất trí - dường như hứa hẹn một sự lắng dịu bạo lực và căng thẳng vốn đã lên cao trào trong những tuần gần đây.

Tuy nhiên, trước đó cũng đã có những cuộc đối thoại. Cách đây 4 ngày cũng từng có đột phá khi người biểu tình đồng ý rời khỏi Tòa Thị chính Kiev và một số tuyến đường họ phong tỏa thời gian qua.

Nhưng sau đó tất cả đã sụp đổ, biến đường phố ở Kiev thành một chiến trường đầy máu và khói lửa.

Vậy nỗ lực lần này có gì khác biệt?

Có một điều đã thay đổi ở Kiev, đó là mức độ bạo lực. Các nhà chức trách xác nhận ít nhất 26 người gồm cả người biểu tình và cảnh sát đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ ác liệt xung quanh Quảng trường Độc lập, tức Maidan, hai ngày qua.

Cộng đồng quốc tế ngay lập tức lên án. Sau nhiều tuần hành động phía hậu trường và kêu gọi về một giải pháp hòa bình, các lãnh đạo phương Tây chính thức tăng cường sức ép vào ngày 19//2. Tổng thống Obama tuyên bố "Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao". Ông cùng các quan chức phương Tây đã ra những lời lẽ thẳng thừng, thậm chí còn nhắc đến chuyện trừng phạt nhằm vào chính phủ Ukraine.

Nếu có một lệnh ngừng bắn thì nó rõ ràng không có hiệu lực trong đêm ngày 19/2 ở trung tâm Kiev. Những tiếng nổ liên tiếp làm rung chuyển bầu trời - có thể là pháo hoa của người biểu tình, cũng có thể là lựu đạn gây choáng của lực lượng an ninh, hoặc là thứ gì đó. Và người biểu tình tiếp tục nhặt đá ở vỉa hè để ném về phía cảnh sát. Lực lượng an ninh vẫn đáp trả, trong một số vụ việc họ còn ném bom xăng hướng về phía người biểu tình.

Cả hai bên dường như đều dấn tới.

{keywords}
Quảng trường Độc lập âm ỉ khói ngày 19/2.

Căng thẳng bùng phát hồi tháng 11 năm ngoái, khi phe đối lập đổ ra đường bày tỏ tức giận trước việc Tổng thống Yanukovych quay lưng lại một hiệp ước thương mại với Liên minh châu Âu. Hành động này cùng việc Nga cam kết gói cứu trợ 15 tỷ USD cho Ukraine và giảm giá bán khí đốt cho nước này vào tháng sau đó đã góp phần đẩy Kiev vào cuộc tranh giành giữa Moscow và phương Tây.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này không dừng lại ở vấn đề quốc tế. Nó còn là chuyện ai kiểm soát tương lai của Ukraine và bằng cách nào, như đã thấy trong yêu sách của phe đối lập đòi cải cách hiến pháp để chuyển giao một số quyền của Tổng thống sang cho Quốc hội.

Phản ứng của chính phủ trước những ý kiến bất đồng - bao gồm các cuộc trấn áp, chưa kể đến luật chống biểu tình hồi tháng 1 mà sau đó họ đã hủy bỏ - càng chọc giận phe đối lập.

Trong khi các cuộc biểu tình ở Maidan diễn ra triền miên thì bất ổn cũng có những thời điểm trồi sụt. Sự thay đổi bất ngờ nhất diễn ra hôm 18/2, hai ngày sau một bước tiến dường như mang tính đột phá. Cảnh sát chống bạo loạn xới tung đường phố bằng vòi rồng, lựu đạn gây choáng, gậy tuần ban đêm, và thậm chí cả xe bọc thép chở người.

Người biểu tình "đấu lại", một số còn bẩy đá từ vỉa hè lên và ném bom xăng kèm với pháo hoa từ một súng hơi cải tiến. Họ phóng hỏa các trụ sở của Đảng Các khu vực cầm quyền.

Trong suốt đêm 18/2, tình hình trở nên bế tắc. Lực lượng an ninh tiếp tục trong tình trạng báo động và phe biểu tình cũng vậy. Hai bên nhất quyết không lùi khỏi vị trí của mình ở trung tâm thủ đô Kiev.

Một vòng lửa tiếp tục cháy dọc các hàng rào chướng ngại quanh trại biểu tình ở trung tâm thành phố, cùng với đó là tiếng người biểu tình không ngừng hò hét phản đối Yanukovych - cáo buộc ông từ chối hiệp ước với EU để ngả về phía Nga, đồng thời đòi cải cách để hạn chế quyền hạn của Tổng thống.

Thanh Hảo (Theo CNN)