EU vừa nhất trí áp đặt các lệnh cấm vận lên các quan chức Ukraina "chịu trách nhiệm cho bạo lực và dùng vũ lực quá mức" sau ngày đụng độ đẫm máu nhất ở Kiev.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


{keywords}

Trong một thông báo, các ngoại trưởng EU tuyên bố các lệnh cấm vận kể trên - bao gồm phong tỏa tài sản và cấm thị thực - sẽ được áp dụng "như một vấn đề khẩn cấp".

Hàng chục người biểu tình chống chính phủ đã thiệt mạng ở Kiev ngày 20/2. Nhiều người được cho là đã chết vì trúng đạn của các tay súng bắn tỉa.

{keywords}

Như vậy, tính từ ngày 18/2, tổng cộng 75 người đã thiệt mạng, trong đó có cả cảnh sát, vì bạo lực ở thủ đô Ukraina. Ngoài con số này, Bộ Y tế nước này xác nhận có 571 người bị thương trong 3 ngày bạo lực ở thành phố này.

{keywords}

Trong khi đó, Bộ Nội vụ thông báo người biểu tình đã bắt giữ 67 cảnh sát. Một số sau đó đã được các nhà hoạt động trả tự do tại trại biểu tình chính ở Quảng trường Độc lập (tức Maidan). Căng thẳng tiếp tục kéo dài suốt đêm qua, với người biểu tình vẫn trấn giữ bên cạnh các chướng ngại vật để phòng bị cảnh sát tấn công thêm nữa.

{keywords}

Phát biểu sau một cuộc họp khẩn của các ngoại trưởng EU ở Brussels, người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton nói rằng "trách nhiệm chính" làm cho hai bên đối thoại thuộc về Tổng thống Viktor Yanukovych. Bà nói rằng các ngoại trưởng EU đã nhất trí "đình chỉ các giấy phép xuất khẩu thiết bị chuyên dụng trấn áp trong nước.

{keywords}

Trước đó, EU vẫn kiềm chế không áp đặt trừng phạt lên Ukraina, thay vào đó khối này muốn tập trung vào đối thoại và thỏa hiệp.

{keywords}

Từ Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo lệnh cấm thị thực đối với 20 thành viên của chính phủ Ukraina song không cho biết danh tính của họ.

{keywords}

Cuối ngày hôm qua, Phó Tổng thống Joe Biden đã lên tiếng cảnh báo Tổng thống Yanukovych trong một cuộc điện đàm rằng Washington sẵn sàng áp dụng các đòn cấm vận nhằm vào những quan chức Ukraine đã ra lệnh cho binh sĩ bắn vào người biểu tình.

Thanh Hảo (Tổng hợp