TIN BÀI LIÊN QUAN:
Tuy nhiên, bà cụ bán hoa ven đường năm nay 84 tuổi này vẫn phải chật vật xoay sở mưu sinh ở một đất nước vốn đang bị xoáy sâu vào khủng hoảng kinh tế và nguy cơ phân rẽ. "Tiền tiết kiệm tôi để dành cả đời, thế là thành số 0", bà than thở.
Svitlana Sergivna là một nhân vật điển hình trong bức tranh kinh tế rối ren và xiêu vẹo mà chính phủ tạm quyền ở Kiev đang phải đối mặt.
Người dân Ukraina vốn đã mưu sinh khó khăn nay sẽ càng phải thắt lưng buộc bụng để đổi lấy trợ giúp từ quốc tế.
"Mọi thứ ở đây đều tan tành", bà nói. "Nông
nghiệp thì điêu tàn. Công nghiệp thì đổ nát. Mọi thứ đều được bán tháo, được gửi
qua biển tới các ngân hàng Thụy Sỹ".
"Mỗi bước đi, chúng tôi đều phải đút lót. Bạn không thể vào bệnh viện mà không chi một khoản tiền nào đó. Sẽ phải mất nhiều thập niên trước khi chúng tôi xóa sổ được nạn tham nhũng".
Trong 20 năm kể từ khi Ukraina độc lập khỏi Liên Xô, cả các chính phủ thân Nga lẫn mến phương Tây đều không hiện đại hóa được nền kinh tế nước này. Nạn mua chuộc và hối lộ tràn lan. Năm ngoái, Ukraina đứng thứ 144 trong danh sách 175 nước tham nhũng toàn cầu của tổ chức Minh bạch Quốc tế, thuộc diện tồi tệ nhất ở châu Âu.
Chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền sau làn sóng biểu tình lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych cam kết sẽ nỗ lực hết sức để thay đổi thực trạng này.
Bộ trưởng kinh tế mới của Ukraina đã được khen ngợi khi dùng các phương tiện công đi làm, từ bỏ những chiếc xe sang mà giới quan chức cấp cao vốn ưa thích. Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk cũng khiến người dân ngạc nhiên khi mua vé máy bay hạng phổ thông di chuyển giữa các thủ đô trên thế giới để vận động ủng hộ cho Kiev trước bế tắc với Nga.
Nhưng họ đều đang đối mặt với những thách thức đau đầu.
Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với Nga, sau khi Moscow tuyên bố cho Crưm sáp nhập, Kiev lại phải chật vật tập trung nguồn lực cho quân đội vốn đã bị bỏ quên từ lâu do áp lực tài chính.
Ukraina hiện chỉ còn dự trữ ngoại tệ đủ cho khoảng 2 tháng. Lo ngại về chiến tranh và phá sản đã khiến cho Ukraina rất khó huy động tiền trên các thị trường quốc tế. Thâm hụt ngân sách chiếm 8% tổng sản phẩm quốc nội. Đồng bản tệ Hryvna liên tục rớt giá.
Ukraina đang nhận được sự giúp đỡ quốc tế bằng hình thức các khoản cho vay khẩn cấp từ Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế... Liên minh châu Âu cũng cung cấp 1,4 tỷ USD thêm vào 840 triệu USD đã thông qua. Liên minh này còn nhất trí xóa bỏ thuế quan, mở cửa các thị trường cho một số hãng của Ukraina.
Thế nhưng, Kiev cho biết họ vẫn cần 35 tỷ USD để thực thi các nghĩa vụ tài chính trong vòng 2 năm nữa, ngay cả khi không có chiến tranh xảy ra.
Nhưng viện trợ từ phương Tây luôn luôn kèm điều
kiện. Chính phủ Ukraina sẽ phải tiến hành những cải cách cần thiết để định hình
lại nền kinh tế, tiến hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh
người dân đã và đang chịu tác động nặng nề.
Thanh Hảo