Trong bối cảnh Moscow và các nước phương Tây đang lún sâu vào tình trạng đối đầu
kéo dài do việc sáp nhập Crưm, và có nguy cơ lan rộng sang các nước Cộng hoà
thuộc Liên Xô cũ và xa hơn nữa.
TIN BÀI KHÁC:
Bất chấp sự rút lui của Mỹ tại các cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, cũng như chuyển hướng chiến lược sang Châu Á, các diễn biến gần đây đã đưa ông Obama trở lại vai trò “Nhà lãnh đạo của Thế giới tự do” trong cuộc khủng hoảng Đông-Tây ở Châu Âu.
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã gạt sang một bên sự tức giận của Châu Âu về việc nghe lén toàn cầu của Mỹ và đặt vấn đề hợp tác lên một tầm cao mới. Tại Brussels tuần trước, châu Âu đã kêu gọi Obama bán khí và cả hai bên đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư và thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, các chiến lược gia của Mỹ lại cho rằng, những lợi ích kinh tế của Mỹ
và những thách thức an ninh trong việc kiểm soát một Trung Quốc đang lên đồng
nghĩa có nghĩa là Châu Á sẽ vẫn là ưu tiên và Châu Âu sẽ phải tự thân vận động
nhiều hơn.
6. Sự lãnh đạo của Đức
Các vấn đề Ukraina đã củng cố vai trò lãnh đạo của Berlin ở Châu Âu. Đức là một cường quốc kinh tế, giữ vai trò chỉ đạo vượt qua cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Euro, và Thủ tướng Angela Merkel đã trở thành người đối thoại chính với Tổng thống Putin.
Châu Âu phản ứng với cuộc khủng hoảng ngày càng cứng rắn hơn. Việc Đức sẵn sàng
giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga sẽ là thước đo cho thấy phần còn lại của
Châu Âu có thể tiến xa tới đâu. Bà Merkel cũng đóng vai trò chủ đạo trong quan
hệ với bà Yulia Tymoshenko - người mới tuyên bố tranh cử tổng thống, có thể làm
gia tăng căng thẳng tại Ukraina.
7. Sự đoàn kết của EU
Liên minh Châu Âu đã đoàn kết lại, ít nhất là tại thời điểm này bởi sự trở lại của một mối đe doạ chung từ bên ngoài. Điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo EU vượt qua một số tranh chấp kéo dài.
8. Cuộc đua cho Trung Á
Cả ông Putin và phương Tây đều đang tìm cách lôi kéo các nước giàu năng lượng ở
Trung Á như Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. Nếu Nga suy yếu
về kinh tế, các nước này có thể sẽ nghiêng về phía phương Tây.
9. Hợp tác Mỹ - Nga
Việc hợp tác trong một số vấn đề an ninh toàn cầu sẽ tiếp tục vì Moscow muốn duy trì điều này để tránh bị cô lập nhiều hơn. Tuy nhiên, căng thẳng có thể xảy ra với vấn đề Syria, Iran, Afghanistan hay Triều Tiên, và Moscow có những đòn bẩy có thể kích hoạt như hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không S300 cho Damscus hay Tehran.
10. Tương lai của ông Putin
Nhà lãnh đạo của Nga đang trên đỉnh của sự nổi tiếng, ông đã tạo một làn sóng tự hào dân tộc về Crưm. Tuy nhiên, sự bất ổn có thể gia tăng nếu ông chịu sức ép từ những nhà tài phiệt Nga vốn đang tức giận vì thua lỗ trong kinh doanh, thua thiệt trong đầu tư nước ngoài tại Nga và phải đối mặt với việc hạn chế đi lại và phong toả tài sản của phương Tây.
- Quỳnh