Ảnh mới nhất về nhà máy hạt nhân Fukushima
Không thể so sánh Fukushima và Chernobyl
Bàn chuyện thanh tẩy chất phóng xạ ở Fukushima
Khủng hoảng Fukushima lớn hơn Chernobyl?
Lần đầu tiên, cận cảnh Fukushima bị tàn phá
Thủ tướng Nhật yêu cầu bỏ nhà máy Fukushima
TEPCO dự định sẽ giảm rò rỉ phóng xạ trong 3 tháng và làm lạnh các lò phản ứng trong vòng 3-6 tháng nữa. Tập đoàn này còn có kế hoạch bao phủ tòa nhà lò phản ứng vốn bị động đất và sóng thần hôm 11/3 phá hỏng.
Một trong 4 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Fukushima, bị hư hại nặng nề sau trận siêu
động đất và sóng thần 11/3. (Ảnh: Reuters)
TEPCO cho biết các mức phóng xạ ở vùng biển gần lò phản ứng số 2 hiện cao gấp 6.500 lần giới hạn cho phép hôm 15/4 trong khi ngày trước đó mới gấp 1.100 lần.
Kế hoạch của TEPCO sẽ cho phép hàng chục nghìn cư dân sơ tán khỏi khu vực quanh nhà máy được trở về nhà sớm nhất có thể. "Chúng tôi thành thực xin lỗi đã gây ra phiền toái. Chúng tôi đang làm hết sức để ngăn chặn khủng hoảng tồi tệ thêm", Tsunehisa Katsumata, Chủ tịch TEPCO, nói tại một cuộc họp báo ở Tokyo sáng nay (17/4).
TEPCO dự định sẽ gửi 2 robot điều khiển từ xa vào một trong các tòa nhà lò phản ứng để đo phóng xạ và nhiệt độ. Hiện tại, các nhân viên khẩn cấp không thể vào trong bất cứ một tòa nhà nào.
TEPCO công bố kế hoạch mới khi Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực tái thiết của Nhật Bản.
Tới thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Hillary Clinton kêu gọi nước chủ nhà tiếp tục tích cực trên vũ đài quốc tế, đồng thời tuyên bố sẽ hỗ trợ cho đồng minh then chốt này ở Đông Á.
Bà Clinton cho hay, Nhật và Mỹ đã nhất trí tạo dựng một quan hệ đối tác công - tư cho tái thiết dưới sự chỉ đạo của chính phủ Nhật Bản, và rằng các công ty cũng như tổ chức của Mỹ sẽ bắt đầu bàn bạc cách thức giúp Nhật Bản vượt qua khủng hoảng.
"Về mặt kinh tế, ngoại giao cũng như các lĩnh vực khác, không thể thiếu Nhật Bản trong giải quyết các vấn đề toàn cầu", bà Clinton nói tại một cuộc họp báo sau khi hội đàm với người đồng nhiệm Nhật Bản Takeaki Matsumoto. "Và cũng không thể thiếu liên minh Mỹ - Nhật trong an ninh và tiến bộ toàn cầu".
Bà Clinton đã tới Nhật Bản trong chặng cuối của chuyến công du vốn đã đưa bà tới Berlin tham dự các cuộc họp của NATO về xung đột Libya và tới Seoul để giải quyết bế tắc hạt nhân Triều Tiên.
Thanh Hảo (Theo BBC, Reuters)