Trang Russia Direct có bài viết cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraina là minh chứng rõ nhất cho thấy hệ thống quan hệ quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh cần phải xem xét lại.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Quảng trường Độc lập, thủ đô Kiev, Ukraina những ngày biểu tình dẫn tới chính quyền cũ bị lật đổ.

Trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraina leo thang nghiêm trọng, tờ tạp chí đưa ra năm nhân tố then chốt gây nên tình hình hiện nay tại quốc gia này. Bài báo cũng cho rằng, chỉ khi nào giải quyết được các nguyên nhân gốc rễ đó thì phương Tây và Nga mới có thể tiến tới một giải pháp khả thi cho tình trạng đối đầu hiện nay.

Theo tác giả bản báo cáo là Maxim Kharkevich thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), hệ thống quan hệ quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh có vẻ như đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và cần nhìn lại xem mọi việc đã đi chệch hướng như thế nào.

“Cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraina và việc sáp nhập Crưm vào Nga gần đây là các sự kiện làm nổi bật những nguồn gốc ẩn chứa xung đột trong nền chính trị toàn cầu” - Kharkevich viết.

“Thậm chí cụm từ chính xác để mô tả tình hình ở Crưm – ‘gia nhập’ với ‘sáp nhập’ – cũng chính là một nguyên nhân gây nên căng thẳng ngoại giao đáng kể giữa Nga và phương Tây”.

Kharkevich cho rằng, trong khi Nga coi các hành động của họ ở Crưm là một sự ‘thống nhất lại’ và tôn trọng quyền tự quyết, phương Tây lại coi đây là một mối đe dọa tới an ninh châu Âu và vi phạm toàn vẹn lãnh thổ.

Theo rất nhiều cách khác nhau, nguyên nhân của tình trạng hiện nay tại Ukraina có thể được tìm thấy từ di sản của Chiến tranh Lạnh – cuộc chiến đã chấm dứt bất ngờ mà có một hệ thống mới nhằm thay thế hệ thống hai cực trước đó.

“Một trong những mâu thuẫn chính trong hệ thống quan hệ quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh là việc thiếu một hiệp ước hòa bình, để thiết lập nên các nguyên tắc mới cho cuộc chơi của các cường quốc” - Kharkevich nhận định.

“Kể từ sau Chiến tranh Lạnh – và một trong các cường quốc đột nhiên rời bỏ, không có hiệp ước hòa bình nào được đưa ra”.

Đồng thời, Kharkevich lập luận rằng nhiều người có thể dễ có ý nghĩ rằng "Nga chưa coi Liên Xô đã tan rã hoàn toàn và rằng bản đồ chính trị của không gian hậu Liên Xô vẫn chưa có định hình cuối cùng".

Di sản rắc rối mà Chiến tranh Lạnh để lại đã tạo ra ‘vùng xám’ trong chính trị toàn cầu và cản trở việc phát triển các tiêu chuẩn luật quốc tế.

Theo tác giả bản báo cáo, một lỗ hổng như vậy đã tạo điều kiện cho các mâu thuẫn tồn tại leo thang thành xung đột.

Ngoài vấn đề căng thẳng giữa Nga và phương Tây, Kharkevich vẫn tìm ra một khía cạnh tích cực từ vấn đề này. Đó là bất kỳ cuộc xung đột nào cũng mang lại và làm sáng tỏ những nguồn gốc gây nên xung đột.

“Tính ổn định của hệ thống được xác lập không phải vì không có xung đột (bởi điều này là không thể tránh khỏi), mà đúng hơn là bởi khả năng giải quyết các nguồn gốc khuất lấp thông qua thỏa hiệp và tranh luận mang tính xây dựng” -  Kharkevich kết luận.

Lê Thu