Chính phủ Campuchia vừa xác nhận, Bộ trưởng Quốc phòng Thái đã rút khỏi hòa đàm dự kiến diễn ra hôm nay (27/4) ở Phnom Penh. Giao tranh giữa hai phía vẫn đang tiếp diễn.
Tính đến 27/4, xung đột vũ trang giữa hai nước đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp. Campuchia cho hay, sáng sớm nay tiếng súng vẫn vang lên ở cả hai phía dọc theo biên giới tranh chấp. Bất ổn ở khu vực biên giới Thái Lan và Campuchia đã làm ít nhất 13 binh sĩ thiệt mạng, 50 người bị thương ở cả hai phía, và làm tăng sức ép ngoại giao lên hai nước khi muốn chấm dứt xung đột.
Hôm 26/4, Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Thái - Tướng Prawit Wongsuwan sẽ gặp người đồng nhiệm Campuchia Tea Banh. Tuy nhiên, sớm nay, Thái Lan tuyên bố tướng Prawit sẽ không tới Campuchia như dự định.
"Đêm qua, chúng tôi quyết định hủy chuyến đi của tướng Prawit tới Phnom Penh sau khi một số báo của Campuchia đưa tin Thái Lan chấp nhận hòa đàm sau khi thừa nhận thua, bị đánh bại", phát ngôn viên quân đội Thái là đại tá Sunsern Kaewkumnerd nói.
Thông tin trên cũng được phát ngôn viên chính phủ Campuchia là Phay Siphan xác nhận. Hòa đàm bị hủy là một cú đòn giáng vào hy vọng rằng xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia sẽ chấm dứt.
Indonesia, chủ tịch hiện thời của ASEAN hiện đang cố hòa giải giữa hai nước. Một phần của nỗ lực hòa giải là kế hoạch triển khai các quan sát viên Indonesia dọc biên giới tranh chấp. Tuy nhiên, cố gắng này không thành công khi Thái Lan phản đối một phần nhất định của thỏa thuận.
Hôm 26/4, một mặt trận thứ 2 của cuộc đối đầu giữa hai nước đã được mở ra khi binh sĩ hai nước đấu pháo và bắn rocket tầm ngắn ở gần ngôi đền cổ 900 tuổi là Preah Vihear.
Campuchia cho biết, 22.000 dân đã sơ tán khỏi vùng biên trong khi Thái Lan cho hay, khoảng 30.000 dân thường nước này đã sơ tán khỏi làng của mình ở khu vực biên giới.
Binh sĩ có vũ trang của Campuchia ở tỉnh Oddar Meanchey - Campuchia tại biên giới Campuchia - Thái Lan (Ảnh EPA)
Binh sĩ Campuchia đứng gác gần biên giới hai nước, cũng ở tỉnh Oddar Meanchey. Campuchia cáo buộc Thái Lan hôm 25/4 đã phá hủy ngôi đền cổ trong rừng rậm, vốn là tâm điểm cuộc giao chiến đẫm máu kể từ khi xung đột biên giới giữa hai nước nổ ra cách đây 3 năm. (Ảnh Getty Images)
Binh sĩ Campuchia và bệ phóng rocket BM-21 tại tỉnh Oddar Meanchey, gần biên giới Thái hôm 26/4. (Ảnh Reuters)
Binh sĩ Thái bị thương được đưa tới viện ở tỉnh Surin. (Ảnh Reuters)
Lực lượng an ninh tình nguyện và nhà báo Thái cúi người để tránh bị dính lựu đạn khi xung đột giữa Thái Lan và Campuchia vẫn đang tiếp diễn ở gần đền Ta Mouan Thom (Ảnh Nation)
Dân làng Thái ở một nơi trú ẩn tại tỉnh Si Sa Ket sau khi rời khu vực gần ngôi đền Preah Vihear. (Ảnh Reuters)
Hoài Linh (Theo Nation, Reuters, The West)
Thái Lan xét lại toàn bộ quan hệ với Campuchia
Thái - Campuchia im tiếng súng, hủy hội đàm
Lại xảy ra giao tranh tại biên giới Thái Lan và Campuchia
Thái Lan và Campuchia lại bắn nhau
Binh sĩ Thái, Campuchia giao chiến tại biên giới
Thái - Campuchia im tiếng súng, hủy hội đàm
Lại xảy ra giao tranh tại biên giới Thái Lan và Campuchia
Thái Lan và Campuchia lại bắn nhau
Binh sĩ Thái, Campuchia giao chiến tại biên giới
Tính đến 27/4, xung đột vũ trang giữa hai nước đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp. Campuchia cho hay, sáng sớm nay tiếng súng vẫn vang lên ở cả hai phía dọc theo biên giới tranh chấp. Bất ổn ở khu vực biên giới Thái Lan và Campuchia đã làm ít nhất 13 binh sĩ thiệt mạng, 50 người bị thương ở cả hai phía, và làm tăng sức ép ngoại giao lên hai nước khi muốn chấm dứt xung đột.
Hôm 26/4, Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Thái - Tướng Prawit Wongsuwan sẽ gặp người đồng nhiệm Campuchia Tea Banh. Tuy nhiên, sớm nay, Thái Lan tuyên bố tướng Prawit sẽ không tới Campuchia như dự định.
"Đêm qua, chúng tôi quyết định hủy chuyến đi của tướng Prawit tới Phnom Penh sau khi một số báo của Campuchia đưa tin Thái Lan chấp nhận hòa đàm sau khi thừa nhận thua, bị đánh bại", phát ngôn viên quân đội Thái là đại tá Sunsern Kaewkumnerd nói.
Thông tin trên cũng được phát ngôn viên chính phủ Campuchia là Phay Siphan xác nhận. Hòa đàm bị hủy là một cú đòn giáng vào hy vọng rằng xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia sẽ chấm dứt.
Indonesia, chủ tịch hiện thời của ASEAN hiện đang cố hòa giải giữa hai nước. Một phần của nỗ lực hòa giải là kế hoạch triển khai các quan sát viên Indonesia dọc biên giới tranh chấp. Tuy nhiên, cố gắng này không thành công khi Thái Lan phản đối một phần nhất định của thỏa thuận.
Hôm 26/4, một mặt trận thứ 2 của cuộc đối đầu giữa hai nước đã được mở ra khi binh sĩ hai nước đấu pháo và bắn rocket tầm ngắn ở gần ngôi đền cổ 900 tuổi là Preah Vihear.
Campuchia cho biết, 22.000 dân đã sơ tán khỏi vùng biên trong khi Thái Lan cho hay, khoảng 30.000 dân thường nước này đã sơ tán khỏi làng của mình ở khu vực biên giới.
Hoài Linh (Theo Nation, Reuters, The West)