Bộ trưởng Vận tải Amar Ghoul đã lập tức chủ trì một cuộc họp khẩn tại Sân bay
quốc tế Houari-Boumediene ở thủ đô Algiers để bàn về những gì vừa xảy ra với chuyến bay
AH5017.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Các nhà chức trách đã tìm thấy xác chiếc máy bay chở 116 người của hãng Air Algerie sau khi phi cơ này rơi ở Mali. Gần một nửa trong danh sách hành khách là người Pháp, đang trên đường từ Burkina Faso tới Algeria.
Các nhà chức trách Algeria họp khẩn về vụ máy bay AH5017 tại sân bay quốc tế Houari-Boumediene ở Algiers. (Ảnh: THX) |
Tối qua, Paris thông báo họ đã cử một đơn vị quân sự tới "bảo vệ hiện trường và
thu thập thông tin ban đầu", hãng tin Reuters trích dẫn thông điệp từ văn phòng
Tổng thống Francois Hollande cho biết.
Ngay sau khi máy bay mất liên lạc và được cho là bị rơi, hai phi cơ Mirage của Pháp cùng các trực thăng của Liên Hợp Quốc đã tiến hành tìm kiếm chiếc máy bay McDonnell Douglas MD-83 nhiều giờ đồng hồ ở khu vực hẻo lánh thuộc miền bắc Mali - một nơi bị các tay súng Hồi giáo và chiến binh li khai Tuareg hoành hành.
Đài Truyền hình nhà nước Mali đưa tin, xác máy bay được phát hiện ở vị trí giữa Gossi và biên giới Burkina Faso. Đài này cho biết thêm, Tổng thống Mali Ibrahima Boubacar Keita cũng sẽ tới tận hiện trường.
Tướng Gilbert Diendere, một thành viên đơn vị khủng hoảng ở Burkina Faso, xác nhận nhóm điều tra viên của ông đã kiểm tra xác máy bay gần làng Boulikessi.
"Nhóm này xác nhận đã nhìn thấy xác máy bay, bị thiêu rụi và nát vụn trên mặt đất", ông Diendere kể trên đài truyền hình địa phương và cho biết thêm rằng thi thể của một số nạn nhân cũng được tìm thấy.
"Thật buồn là nhóm thấy không có ai tại hiện trường. Không thấy có ai sống sót",
ông khẳng định.
Theo Bộ trưởng Thông tin Alain Edouard Traore, tai nạn của MH5017 là tồi tệ nhất trong lịch
sử hàng không Burkina Faso. Tổng thống Blaise Compaor đã tuyên bố 2 ngày quốc
tang, bắt đầu từ 25/7.
Bắc Mali nằm dưới sự kiểm soát của quân li khai Tuareg và sau đó là các chiến binh liên quan đến al-Qaeda sau cuộc đảo chính quân sự năm 2012. Sự can thiệp quân sự của Pháp trong năm 2012-2013 vào k hu vực này đã đập tan một số nhóm khủng bố song người Tuareg vẫn đẩy lui quyền lực của chính phủ do Bamako hậu thuẫn.
Thanh Hảo