Tùy thuộc vào cách tính của mỗi người, trong một thập niên qua, Osama bin Laden có thể đã "ngốn" mất của Mỹ hàng nghìn tỷ đôla.
TIN LIÊN QUAN:
Có thể quy kết Bin Laden là "thủ phạm" của tất cả những tai họa về kinh tế của Mỹ. Y là người đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
Ngay sau vụ 11/9, Cục Dữ trữ liên bang Mỹ đã phải hạ lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế. Mong muốn kiếm được lợi tức cao hơn, giới đầu tư bắt đầu đổ xô vào mua các loại trái phiếu thế chấp dưới chuẩn.
Và để tạo ra nhiều trái phiếu lợi tức cao hơn, những người cho vay đã cấp tiền cho những đối tượng đi vay rủi ro cao, dẫn tới giá nhà tăng vọt, tạo ra hiện tượng bong bóng. Rốt cục, rất nhiều trong số những người đi vay không thể thanh toán các khoản nợ. Trái phiếu trở nên mất giá. Lehman phá sản. Khủng hoảng tài chính tiếp diễn.
Trong một bài viết, tác giả Ezra Klein nói rằng, cuộc chiến do Bin Laden phát động chống lại Mỹ chủ yếu là một cuộc chiến về kinh tế. Y cố gắng làm người Mỹ phá sản, tìm cách giết nhiều người nhất có thể. Và khi không đạt được mục tiêu, Bin Laden trở lại với kế hoạch B, bắt người Mỹ chi tiền vào những khoản họ không cần đến.
Trong một phân tích, hai giáo sư khoa học chính trị John Mueller của Đại học Bang Ohio và Mark Stewart của Đại học Newcastle ở New South Wales kết luận rằng chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân đã chi hơn 1 nghìn tỷ USD để đảm bảo an ninh nội địa kể từ sau loạt vụ khủng bố 11/9.
Con số đó có thể hơi cao nhưng rõ ràng Mỹ đã chi tiền cho an ninh nội địa nhiều hơn so với trước kia. Ngân sách cho lĩnh vực này vọt lên 73 tỷ USD từ con số 20 tỷ USD năm 2010.
Khi đưa ra con số 1 nghìn tỷ USD cộng dồn trong một thập niên qua, hai vị giáo sư trên đã tính thêm nhiều khía cạnh khác nữa. Chẳng hạn, sự chờ đợi tại các sân bay trung bình tăng 20 phút kể từ khi bắt đầu các biện pháp an ninh tăng cường. Như vậy, khoảng thời gian này đã tốn của người dân khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi đó, theo một nghiên cứu mới đây của Quốc hội Mỹ, kể từ khi tổ chức của Osama bin Laden thực hiện cuộc tấn công 11/9, quốc hội Mỹ đã dành riêng gần 1,3 nghìn tỷ USD vào các cuộc chiến, các biện pháp an ninh tăng cường và chăm sóc sức khỏe cho các cựu chiến binh.
Nghiên cứu hồi tháng 3 cho thấy Quốc hội Mỹ đã chi 1,283 nghìn tỷ vào các hoạt động quân sự, an ninh cơ bản, tái thiết, viện trợ nước ngoài, chi phí cho các đại sứ quán và chăm sóc sức khỏe cho các cựu quân nhân trở về từ 3 chiến dịch kể từ 11/9: Iraq, Afghanistan và sáng kiến bảo vệ các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, 1,3 nghìn tỷ vẫn là một con số chưa đúng mức. Bởi vì, theo nghiên cứu trên, tổng ngân sách này chưa bao gồm nhiều khoản lớn khác.
Thanh Hảo (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN:
Xác nhận cái chết của Bin Laden như thế nào?
Toàn cảnh vụ tiêu diệt Bin Laden
Ảnh xác chết của Bin Laden sẽ rất ghê rợn
Ai chỉ điểm Bin Laden?
Di chúc của Bin Laden nói gì
Những vụ khủng bố khét tiếng của Bin Laden
Bật mí về đội siêu đẳng tiêu diệt Bin Laden
Toàn cảnh vụ tiêu diệt Bin Laden
Ảnh xác chết của Bin Laden sẽ rất ghê rợn
Ai chỉ điểm Bin Laden?
Di chúc của Bin Laden nói gì
Những vụ khủng bố khét tiếng của Bin Laden
Bật mí về đội siêu đẳng tiêu diệt Bin Laden
Ngay sau vụ 11/9, Cục Dữ trữ liên bang Mỹ đã phải hạ lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế. Mong muốn kiếm được lợi tức cao hơn, giới đầu tư bắt đầu đổ xô vào mua các loại trái phiếu thế chấp dưới chuẩn.
Và để tạo ra nhiều trái phiếu lợi tức cao hơn, những người cho vay đã cấp tiền cho những đối tượng đi vay rủi ro cao, dẫn tới giá nhà tăng vọt, tạo ra hiện tượng bong bóng. Rốt cục, rất nhiều trong số những người đi vay không thể thanh toán các khoản nợ. Trái phiếu trở nên mất giá. Lehman phá sản. Khủng hoảng tài chính tiếp diễn.
Trong một bài viết, tác giả Ezra Klein nói rằng, cuộc chiến do Bin Laden phát động chống lại Mỹ chủ yếu là một cuộc chiến về kinh tế. Y cố gắng làm người Mỹ phá sản, tìm cách giết nhiều người nhất có thể. Và khi không đạt được mục tiêu, Bin Laden trở lại với kế hoạch B, bắt người Mỹ chi tiền vào những khoản họ không cần đến.
Trong một phân tích, hai giáo sư khoa học chính trị John Mueller của Đại học Bang Ohio và Mark Stewart của Đại học Newcastle ở New South Wales kết luận rằng chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân đã chi hơn 1 nghìn tỷ USD để đảm bảo an ninh nội địa kể từ sau loạt vụ khủng bố 11/9.
Con số đó có thể hơi cao nhưng rõ ràng Mỹ đã chi tiền cho an ninh nội địa nhiều hơn so với trước kia. Ngân sách cho lĩnh vực này vọt lên 73 tỷ USD từ con số 20 tỷ USD năm 2010.
Khi đưa ra con số 1 nghìn tỷ USD cộng dồn trong một thập niên qua, hai vị giáo sư trên đã tính thêm nhiều khía cạnh khác nữa. Chẳng hạn, sự chờ đợi tại các sân bay trung bình tăng 20 phút kể từ khi bắt đầu các biện pháp an ninh tăng cường. Như vậy, khoảng thời gian này đã tốn của người dân khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi đó, theo một nghiên cứu mới đây của Quốc hội Mỹ, kể từ khi tổ chức của Osama bin Laden thực hiện cuộc tấn công 11/9, quốc hội Mỹ đã dành riêng gần 1,3 nghìn tỷ USD vào các cuộc chiến, các biện pháp an ninh tăng cường và chăm sóc sức khỏe cho các cựu chiến binh.
Nghiên cứu hồi tháng 3 cho thấy Quốc hội Mỹ đã chi 1,283 nghìn tỷ vào các hoạt động quân sự, an ninh cơ bản, tái thiết, viện trợ nước ngoài, chi phí cho các đại sứ quán và chăm sóc sức khỏe cho các cựu quân nhân trở về từ 3 chiến dịch kể từ 11/9: Iraq, Afghanistan và sáng kiến bảo vệ các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, 1,3 nghìn tỷ vẫn là một con số chưa đúng mức. Bởi vì, theo nghiên cứu trên, tổng ngân sách này chưa bao gồm nhiều khoản lớn khác.
Thanh Hảo (Tổng hợp)