Ấn Độ đang tăng tốc chương trình hiện đại hóa hải quân và dựa vào các nước láng giềng, để hạn chế hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các động thái dưới biển, Reuters đưa tin.

{keywords}

Chỉ vài tháng sau một cuộc đối đầu dọc biên giới tranh chấp phân chia Ấn Độ và Trung Quốc ở Himalaya, tàu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện ở Sri Lanka, quốc đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía nam Ấn Độ. Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với Maldives - quần đảo ở Ấn Độ Dương.

Các động thái của Trung Quốc phản ánh quyết tâm tăng cường sự hiện diện của nước này ở Ấn Độ Dương - vùng biển mà Trung Quốc nhập khẩu 4/5 nhu cầu về dầu của nước này.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu đẩy mạnh tiến trình đóng 6 tàu ngầm thông thường chạy bằng diesel trị giá 8,1 tỷ USD, bên cạnh 6 tàu ngầm tương tự mà hãng DCNS của Pháp đang lắp đặt tại cảng Mumbai, để thay thế hạm đội tàu có tuổi đời 30 năm.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mà Ấn Độ tự đóng, được trang bị tên lửa có đầu đạn hạt nhân và sẽ chạy thử trong tháng này, dự kiến gia nhập hạm đội vào cuối 2016. Trong thời điểm này, Ấn Độ đang bàn bạc với Nga để thuê tàu ngầm hạt nhân thứ hai, giới chức hải quân Ấn Độ cho biết.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã đặt hàng tập đoàn công nghiệp Larsen & Toubro - nơi đóng thân tàu ngầm thứ nhất của nước này, sản xuất thêm hai tàu ngầm hạt nhân nữa.

Hải quân Ấn Độ hiện có 13 tàu ngầm cũ kỹ chạy bằng điện-diesel, một nửa trong số này sẵn sàng hoạt động. Năm ngoái, một trong các tàu ngầm của Ấn Độ chìm sau một số vụ nổ và hỏa hoạn khi đậu ở Mumbai.

Trung Quốc ước tính có 60 tàu ngầm thông thường và 10 tàu ngầm chạy bằng hạt nhân, gồm 3 tàu được trang bị vũ khí hạt nhân.

  • Hoài Linh