Nhà hoạt động vì quyền trẻ em Malala Yousafzai, nữ diễn viên Emma Watson và Thủ tướng Đức Angela Merkel là những cái tên xuất hiện trong danh sách đề cử những phụ nữ nổi bật nhất trong năm 2014 của CNN.
TIN BÀI KHÁC:
Malala Yousafzai |
Malala Yousafzai được nhận giải Nobel Hòa bình, vì những đấu tranh cho quyền được giáo dục của các bé gái. Cô cũng là phát ngôn viên hàng đầu cho quyền của phụ nữ và là một tấm gương cho phái yếu trên toàn thế giới.
Emma Watson |
Emma Watson - nữ diễn viên nổi tiếng với bộ phim Harry Potter đã trở thành Đại sứ thiện chí của Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc, và từng kêu gọi bình đẳng giới cho phụ nữ khi phát biểu tại Liên Hợp Quốc.
Maryam Mirzakhani |
Tiến sỹ Maryam Mirzakhani - Giáo sư toán học tại Đại học Stanford. Trong năm 2014, Mirzakhani đã trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận Huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học, cho “những đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu hình học và động học các mặt Riemann, cũng như các không gian moduli của chúng”.
Những nữ chiến binh người Kurd |
Những nữ chiến binh người Kurd đã được huấn luyện trong nhiều năm, nhưng năm nay họ được biết đến nhờ sự can đảm trong cuộc chiến chống lại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Gemma Mortensen |
Gemma Mortensen là giám đốc tổ chức Hành động Khủng hoảng (CA). Cô là người đứng sau các hoạt động bảo vệ dân thường tại các khu vực xảy ra chiến tranh. "Có thể bạn ít nghe nhắc tới công việc mà họ đang làm nhưng nó vô cùng quan trọng", phóng viên Nima Elbagir của CNN nhận xét. "Gemma đã xây dựng CA từ một tổ chức chỉ có 2 nhân viên trong suốt 10 năm qua và cô chưa bao giờ tỏ ra mệt mỏi".
Susi Pudjiastuti |
Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Hải dương và Ngư nghiệp Indonesia. "Bà không phải là một bộ trưởng bình thường", phóng viên Atika Shubert của CNN cho biết. "Trong năm 2004, khi sóng thần tàn phá Acehand, bà đã dùng phi cơ của công ty mình tới hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề".
Mary Lee Berners-Lee |
Mary Lee Berners-Lee, nhà thiên văn học kiêm lập trình viên máy tính, người đã làm ra chiếc máy Ferranti Mark 1. "Khi phỏng vấn Mary Lee, tôi đã vô cùng ngạc nhiên trước sự khiêm nhường của bà", phóng viên Nina Dos nhận xét.
Thuli Madonsela |
Thuli Madonsela là quan chức chống tham nhũng hàng đầu Nam Phi. Năm nay bà đã tố cáo Tổng thống Jacob Zuma tội lạm dụng công quỹ và được tạp chí TIME miên tả là một "hình mẫu mà các công chức châu Phi cần noi theo".
Lupita Nyong'o |
Lupita Nyong'o, nữ diễn viên giành giải Oscar nhờ vai diễn trong bộ phim "12 năm nô lệ". Trong năm qua, Nyong'o đi khắp nơi để tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ với làn da tối màu và tầm quan trọng của sự hài hòa khi đặt ra tiêu chuẩn về cái đẹp.
Elizabeth Warren |
Elizabeth Warren, hiện là nghị sỹ của bang Massachusetts, Mỹ. Trước đó, bà là giáo sư luật tại Đại học Harvard. Bà là một trong những luật sư tham gia cuộc đấu tranh cho các gia đình trung lưu.
Vian Dakhil |
Vian Dakhil, thành viên của Quốc hội Iraq và là đại diện duy nhất gốc Yazidi. Dakhil đã giành giải thưởng Anna Politkovskaya do tổ chức nhân quyền Reach All Women in War (RAW in WAR) trao tặng, cho chiến dịch bảo vệ người Yazidi khỏi sự đe dọa của IS.
Christine Lagarde |
Christine Lagarde, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Thế giới. Năm 2007, Lagarde đã trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính, Kinh tế và Thương mại đầu tiên tại Pháp.
Angela Merkel |
Angela Merkel, Thủ tướng Đức, đã đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2014 do tạp chí Forbes bình chọn. Từ một nhà khoa học, bà đã bước lên chính trường và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đức và hiện bà là nguyên thủ quốc gia do dân bầu cầm quyền lâu nhất trong Liên minh châu Âu.
Chimamanda Ngozi Adichie |
Chimamanda Ngozi Adichie, nhà văn người Nigeria, người đã thu hút sự chú ý của thế giới tới văn học châu Phi. Cô đã được Forbes bình chọn là "Nhân vật của năm" của châu Phi.
Shonda Rhimes |
Shonda Rhimes là giám đốc kiêm nhà sản xuất. Công việc được nhiều người biết tới nhất của bà là xuất hiện trong chương trình truyền hình ăn khách như Scandal.
Sầm Hoa