Tình trạng mất cân bằng giới tính đã ảnh hưởng tới hình thức hôn nhân, gia đình tại Ấn Độ, các hủ tục như tảo hôn, đổi hôn, thuê vợ...dần dần sốt trở lại và làm cho tình hình tội phạm ngày một phức tạp.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Thủ tướng Nhật Bản sắp từ chức?
Cuộc sống hậu tù tội của má mì Hollywood khét tiếng
Theo kết quả điều tra dân số mới nhất, sự mất cân bằng giới tính tại Ấn Độ ở ở mức báo động. Thành kiến xã hội đối với phụ nữ khiến nạn nạo phá thai và giết hại các bé gái mới sinh vẫn tiếp tục cho tới bây giờ.
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính chính là "của hồi môn"-một vấn đề nhức nhối từ lâu tại Ấn Độ. Theo phong tục cưới xin tại đất nước này, nhà gái phải đưa "của hồi môn" sang nhà trai, "của hồi môn" ít hay nhiều quyết định địa vị của cô dâu mới trong nhà chồng.
Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã từng nói: "của hồi môn là trở ngại của tiến bộ văn minh". Vì vậy, vào năm 1961, ông đã đưa ra luật chống của hồi môn nhưng không những không cấm được người dân mà lại làm cho tình hình tồi tệ hơn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Ấn Độ trong những năm gần đây là sự tăng nhanh của những đám cưới sang trọng và giá trị của hồi môn khổng lồ, mỗi đám cưới bình thường ở Ấn Độ cũng tiêu tốn hết khoảng 15.000 USD.
Vì vậy, không chỉ có người nghèo mà những người có mức sống trung bình tại Ấn Độ cũng rất sợ phải sinh con gái. Tại Ấn Độ, lời nguyền rủa được cho là khủng khiếp nhất chính là "cầu cho bạn sinh con gái".
Hiện nay tại Ấn Độ, nhiều đại gia đình vẫn còn sống chung dưới một mái nhà, đặc biệt là ở nông thôn. Đất đai, tài sản trong nhà đều do người già nắm giữ, đến khi qua đời mới chia cho các con và chủ yếu là con trai, cháu trai. Vì vậy, nhiều người sẵn sàng sinh nhiều con trai để có thể được chia nhiều tài sản hơn. Bên cạnh đó, tập quán dựa vào con trai dưỡng già là một trong những nguyên nhân chính khiến người dân Ấn Độ vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ. Theo truyền thống, người già chủ yếu dựa vào con trai, nhà nào không có con trai, tài sản sẽ thuộc về con rể, điều đó không chỉ đồng nghĩa với việc nòi giống bị diệt vong mà cuộc sống về già cũng mất đi chỗ dựa.
Kết quả điều tra dân số lần thứ 15 được Ấn Độ công bố vào tháng 3 năm nay cho thấy, ngoài tổng dân số lên tới 1,2 tỷ người, dự kiến 10 năm nữa dân số Ấn Độ sẽ đông hơn Trung Quốc, điều khiến mọi người quan tâm hơn chính là tỷ lệ mất cân bằng giới tính tăng cao: cứ 1.000 bé trai mới có 914 bé gái (dưới 6 tuổi).
Mặc dù tại Ấn Độ, nam giới đã hơn nữ giới tới 40 triệu người nhưng xu hướng sinh con trai vẫn không hề giảm. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF đã phải đưa ra cảnh báo: Ấn Độ nếu không áp dụng các biện pháp cứng rắn thì tương lai sẽ phải đối mặt với các vấn đề xã hội nghiêm trọng khó lường".
Thực tế, không cần chờ tới tương lai, tình trạng mất cân bằng giới tính đã ảnh hưởng tới hình thức hôn nhân gia đình tại Ấn Độ, các hủ tục như đám cưới trẻ em, đổi hôn, thuê vợ...dần dần được khôi phục lại và làm cho tình hình tội phạm ngày một phức tạp.
Yadav là con của một gia đình nghèo khó, đến tuổi dựng vợ gả chồng, muốn cưới vợ và cũng đã có đối tượng nhưng nhà gái yêu cầu "đổi hôn", anh chỉ còn cách hứa gả con gái của chị mình cho nhà gái mặc dù cô bé mới 15 tuổi. Trước sự phản đối kịch liệt của cha cô bé, gia đình Yadav đành phải tìm em họ của Yadav thay thế, nhưng vì người em họ này mới 18 tuổi, ít hơn nhiều so với tuổi của con/cháu trai bên nhà Yadav muốn làm rể nên gia đình cô em họ cũng không đồng ý. Ngày cưới gần tới, áp lực đặt lên Yadav càng lớn, gia đình Yadav đã phải chạy khắp nơi, cuối cùng cũng tìm một cô gái 25 tuổi phù hợp, việc đại sự của anh cũng coi như hoàn thành một nửa.
Nếu ở bang Gujara, đàn ông muốn lấy vợ sẽ không phải lo lắng quá nhiều để tìm người "đổi hôn" như Yadav bởi nghề cho thuê vợ ở đây rất phát đạt, mỗi tháng chỉ cần phải trả khoảng 150 USD là có thể thuê được một cô vợ thậm chí còn có thể đổi thường xuyên.
Sầm Hoa (Theo Huanqiu)