Phản ứng trước những chỉ trích của Mỹ nhằm vào CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc
nhấn mạnh rằng các đe dọa về mặt quân sự không phải là câu trả lời.
Bán đảo Triều Tiên: Ngoại giao đi vào ngõ cụt
Triều Tiên bị điều tra tội ác chiến tranh
Các "ông lớn"
tranh cãi quanh vấn đề Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc "dằn mặt" Triều Tiên
Triều Tiên có thể lại tấn công Hàn Quốc
Trung Quốc: không nên kích động tình hình Triều Tiên
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il (phải) và Ủy
viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc. (Ảnh: Reuters)
Thông điệp trên được đưa ra khi nhà ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc, Đới
Bỉnh Quốc, gặp Chủ tịch Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên
giữa hai bên kể từ khi CHDCND Triều Tiên nã pháo vào đảo Hàn Quốc hôm 23/11 làm
4 người thiệt mạng. Hãng tin Tân Hoa miêu tả cuộc gặp này là "thẳng thắn" và hai
nhà lãnh đạo đã nhất trí thúc đẩy "các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác" song
phương.
Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về hỗ trợ ngoại giao và cứu viện. Ông
Đới Bỉnh Quốc trước đó đã hoãn chuyến thăm trong bối cảnh căng thẳng gia tăng
trên bán đảo Triều Tiên và việc ông quyết định tới Bình Nhưỡng là một cử chỉ ủng
hộ mạnh mẽ.
Các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên bị Mỹ chỉ trích ngày một nhiều. Đô
đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, lên tiếng hôm
8/12 rằng ông mong Trung Quốc giúp nhiều hơn nữa. "Trung Quốc có ảnh hưởng lớn
đến Triều Tiên, sự ảnh hưởng mà không một quốc gia nào trên trái đất này mong
muốn. Và, bất chấp lợi ích chung trong việc xoa dịu căng thẳng, họ dường như
không muốn sử dụng nó".
Phản pháo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đặt câu hỏi là ông Mullen đã làm được gì
"cho hòa bình và ổn định trong khu vực".
"Chúng tôi hy vọng các bên liên quan... có một thái độ trách nhiệm, hành động
cẩn trọng và làm nhiều hơn nữa để đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực", một
phát ngôn viên nói.
Đô đốc Mullen cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates sẽ thăm Trung Quốc
trong tháng sau. Một nhóm nhà ngoại giao Mỹ, do Thứ trưởng James Steinberg đứng
đầu, dự kiến sẽ tới Trung Quốc vào tuần tới, một phần nhằm truyền tải thông điệp
về sự lo ngại tới Bắc Kinh.
Thanh Hảo (Theo Telegraph)