TIN BÀI KHÁC:
Thống đốc Jakarta bị chỉ trích vì đổ tội cho váy ngắn
Kỳ lạ đám cưới của những cặp đôi song sinh
1.000 người khỏa thân lao xuống Biển Chết
Thaksin được tiếp đón nồng nhiệt ở Campuchia
Theo các nhà sử học, nghĩa trang Paang Bundok được đưa vào sử dụng từ năm 1884 và những người sống cũng bắt đầu tới sống chung với người chết từ đó. Với diện tích khoảng 54 héc-ta, nghĩa trang này là nơi chôn những người giàu có và nổi tiếng, những đồ vật quý báu cũng được chôn theo họ, vì thế những ngôi mộ cần có người tới trông coi.
Tuy nhiên, khoảng vài chục năm trở lại đây, dân số tại nghĩa trang bỗng tăng vọt, ngày càng có nhiều người nghèo khổ tới dựng lều trại, sinh sống giữa các bia mộ. Tại một đất nước thiếu nhà ở trầm trọng như Philippines, các nhà chức trách cũng không thể làm gì để xóa bỏ tình trạng này. Ngoài việc thỉnh thoảng chặn đường đi lối lại, các quan chức cũng không thể nào trục xuất họ ra khỏi nghĩa trang.
Có lẽ, nghĩa trang Paang Bundok là nơi có một không hai trên thế giới: những người nghèo khó sống chen chúc với những người đã chết. Có những lúc bên này trẻ em vừa chào đời, thì bên kia có người đang được chôn cất. Trẻ con từ nhỏ đã được dạy tôn trọng người đã khuất, không được chơi đùa hay làm ồn ở xung quanh nơi diễn ra tang lễ.
Mỗi năm tới lễ Quốc khánh, những người dân ở đây lại chọn một ngôi mộ bằng đá thật to để làm bàn, bên trên bày đủ các loại thức ăn để cùng nhau chúc mừng. Ở đây không có nhà vệ sinh bệt hay xả nước tự động; những con đường vào vừa hẹp vừa ngập đầy nước bẩn; điện sinh hoạt được kéo từ những ngôi mộ về và thường xuyên bị cắt.
Những người dân nghèo ở nghĩa trang Paang Bundok tại Philippines đã tồn tại như vậy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng những lúc nghỉ ngơi, nhiều người cũng tự tìm cách giải trí cho mình như hát karaoke, chơi bi-a, điện tử...
Cư dân tại nghĩa trang Paang Bundok có thái độ về sinh tử cởi mở hơn những người bình thường, nhiều người tin rằng sau khi chết được tiếp tục "sống" với người thân quả là một lựa chọn không tồi.
Sầm Hoa (Theo Xinhuanet)