Siêu cơ đình đám của Mỹ phiên bản F-35C không thể hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.

Mẫu siêu cơ tối tân của Mỹ F-35 Lightning II đã không tránh khỏi khiếm khuyết “hiểm hóc”, đó là không thể hạ cánh từ một hàng không mẫu hạm.

Siêu cơ tối tân của Mỹ F-35 Lightning II

Chiếc F-35C còn được biết là phiên bản có chút khác biệt với chiếc F-35 (phi cơ hợp lực tác chiến), là một trong số ít các phi cơ chiến đấu thuộc thế hệ thứ năm. Các tài liệu mới công bố cho thấy chiếc phi cơ này có một khiếm khuyết rất quan trọng, và khiến nó không thể hạ cánh trên thuyền lớn.

Tài liệu của Lầu Năm góc hồi tháng 11 vừa qua cho biết 8 thử nghiệm mới đây tại NAS Lakehurst hồi tháng 8/2011 để xem xét liệu chiếc F-35C có thể bắt nối được với dây thép móc đã không thành công. Cần móc này có nhiệm vụ bắt nối vào các dây thép trên boong tàu, sau khi nối được thì thiết bị này sẽ giúp nhanh chóng hạ tốc độ của phi cơ.

Trong trường hợp của F-35C, thiết bị này không có tác dụng. Cần móc này được lắp đặt quá gần bánh răng hạ cánh chính, do đó lò xo hỗ trợ việc bắt nối cáp không có đủ thời gian để giãn sau khi các bánh chuyển động để móc kịp nối.

Trên thực tế, khoảng cách giữa cần móc và bánh xe của chiếc F-35C là ngắn nhất trong số các chiến đấu cơ trước đây và hiện đang được Hải quân Mỹ triển khai. Do đó, chiếc CV JSF này phải trở thành kẻ “ngoài cuộc”.

Khiếm khuyết này có vẻ gắn liền với thiết kế, và các kỹ sư đơn giản là không thể định vị lại cần móc nếu như không đại tu lại phần lớn cấu trúc của phi cơ, mà việc này thì dường như quá tốn kém cho Lầu Năm góc. Cùng lúc đó, hãng Lockheed Martin – nhà sản xuất của F-35 – cho biết hồi đầu năm 2007 rằng tất cả các phiên bản của chiếc phi cơ này đều “hoàn thiện và sẵn sàng xuất xưởng”.

Các vấn đề rắc rối khác với chiếc F-35 mà tài liệu này đề cập còn bao gồm nguy cơ tiềm ẩn của màn hình hiển thị đặt trong mũ bảo hiểm, tình trạng bắt lửa cùng với nhiên liệu giảm khẩn cấp và độ tin cậy thấp của chế độ năng lượng tích hợp.

Những lần trì hoãn cộng với chi phí ngất ngưởng của chương trình F-35 khiến cho nó trở thành hố đen hút tiền. Tổng chi phí của F-35 đã vượt quá 40 tỉ USD và có thể đạt tới mức 56 tỉ USD vào cuối năm 2016. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã thể hiện sự bực mình và thậm chí đã đề cập tới khả năng hủy bỏ chương trình này.

Chi phí trung bình của một chiếc F-35 đã lên tới 156 triệu USD và ước tính giá thành của 2.443 chiếc phi cơ mà Mỹ muốn mua là 382 tỉ USD.

Mỹ là người tiêu dùng kiêm hậu thuẫn tài chính chủ yếu cho chương trình đắt đỏ này, nhưng Anh, Italy, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Na Uy và Đan Mạch cũng đóng góp trên 4 tỉ USD cho phí tổn phát triển chương trình.

F-35 đang được xây dựng trên ba phiên bản chính để đáp ứng các sứ mệnh chiến đấu khác nhau: chiếc F35A với kiểu cất và hạ cách thông thường nhằm phục vụ cho Không quân Mỹ và các lực lượng trên không khác; F-35B có khả năng cất cánh trong đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng; còn F-35C lại nhấn mạnh vào các sải cánh rộng hơn.

Phiên bản thứ tư là F-35I được sản xuất để xuất khẩu sang Israel được cài đặt các đặc tính độc đáo kiểu Israel. Có thông tin cho rằng Mỹ đã chấp thuận để Israel lắp đặt các hệ thống chiến tranh điện tử và các tên lửa của họ lên các chiếc F-35 sau này.

Lê Thu (theo RT)

Những thất bại bẽ bàng nhất của tình báo Mỹ(II)
Điều đặc biệt là những thất bại này đều liên quan tới các sự kiện làm thay đổi cục diện thế giới.
 
Những thất bại bẽ bàng của tình báo Mỹ (I)
CIA còn bị chỉ trích vì bỏ sót các thông tin quan trọng, gần đây nhất là phong trào Mùa xuân Ả Rập và hoàn toàn không hay biết gì về việc lãnh đạo Triều Tiên qua đời.
 
Tàu Iran tiến sát tàu lớn Mỹ ở Vùng Vịnh
Các xuồng máy của Hải quân Iran đã hai lần tiếp cận các tàu lớn của Mỹ đi qua Eo biển Hormuz hồi tuần trước trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa hai nước. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc khẳng định hành động đó không phải là thù địch.