Không kích đã trở thành một trong những chiến thuật mà quân đội Mỹ thường
dùng nhất. Mở một cuộc không kích là một quá trình gồm 6 bước, nó có thể thay
đổi trong khi bay dựa trên kịch bản của vùng chiến sự. Dưới đây là cách Lầu Năm
Góc lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá một cuộc không kích.
Cận cảnh tên lửa sắp phóng của Triều Tiên
Triều Tiên hay Iran, nước nào đáng lo hơn?
(Máy bay không người lái Reaper)
Quân đội Mỹ sẽ tìm kiếm và lựa chọn mục tiêu với máy bay tấn công như thế nào? Nó còn phụ thuộc vào liệu cuộc không kích được hoạch định từ trước nhiều ngày hay chỉ trước vài chục phút. Ví dụ, không quân muốn đánh một địa điểm truyền thông quân sự ở Libya thì các chỉ huy sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị. Mặt khác, không quân có thể tìm kiếm các mục tiêu quan trọng về thời gian - theo cách nói của Lầu Năm Góc, có thể là nghi phạm khủng bố đang di chuyển ở Afghanistan hoặc một chiếc xe chở quân nổi dậy.
Tiến trình tấn công những mục tiêu như vậy đã phát triển mạnh trong thập niên vừa qua khi công nghệ cho phép quân đội chuyển thông tin gần như tức thời từ một máy bay do thám tới các nhà phân tích tình báo, rồi sau đó tới lượt máy bay được trang bị vũ khí. Trong trường hợp của máy bay không người lái Predator/Reaper, nó có thể phát hiện mục tiêu và cũng có thể kiêm nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu. Trong một số trường hợp, quân đội có thể tiến hành một cuộc không kích trong vòng vài phút sau khi phát hiện được mục tiêu thay vì phải chờ nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
Trong khi phác thảo về một cuộc không kích có thể được nhiều người nắm rõ song các chi tiết chính xác thường khó biết. Quy định giao chiến, một bộ các tài liệu mật đưa ra những chỉ dẫn chi tiết và rõ ràng để xác định mục tiêu hợp pháp và người có thể phê chuẩn mục tiêu tấn công, cho dù nó đã được định trước hay không. Khi WikiLeaks đăng tải Quy định giao chiến Iran năm 2010, nó mở ra một trong những tài liệu hướng dẫn chi tiết nhất về chi tiết các bước tiến hành không kích. Tuy nhiên, với các cuộc không kích ở những khu vực khác như Afghanistan, thì chỉ có những bước cơ bản nhất được tiết lộ.
Khi một cuộc không kích được hoạch định trước hoặc phát sinh ngay trong khi bay, nó sẽ gồm 6 bước.
Không kích đã được hoạch định
Một cuộc không kích đã được lên kế hoạch từ trước khi nó diễn ra là một phần của cái gọi là chu trình sứ mệnh bay chung, nó đưa ra các lệnh bay - vốn phân công các chuyến bay quân sự và thường có giá trị 24h
Bước 1: Mục tiêu, Hiệu quả và hướng dẫn
Đây là 3 lĩnh vực riêng rẽ nhưng có liên quan với nhau, quân đội dùng chúng vì
một cuộc không kích không bao giờ đơn thuần là "tiêu diệt một mục tiêu". Người
lên kế hoạch xác định mục tiêu, ví dụ vô hiệu hóa khả năng phát hiện kẻ xâm phạm
không phận của một quốc gia. Để làm được việc này thì nó đòi hỏi một hiệu quả
đặc biệt như loại trừ một số % của các trạm radar hoặc điểm truyền tin. Vấn đề
thứ 3 là những chỉ dẫn, đó là làm thế nào để đạt được hiệu quả đó.
Bước 2: Xác định và theo mục tiêu
Một nhóm sẽ thiết lập một danh sách mục tiêu từ các báo cáo của chuyên gia tình
báo và đánh giá các tổn thất sẽ có - dân thườn có thể bị giết hoặc bị thương.
Những mục tiêu này sau đó sẽ được chuyển thành các điểm ngắm cụ thể cho máy bay
tấn công. Phụ thuộc vào chiến dịch, việc phê chuẩn mục tiêu lần cuối có thể là
do cấp cao nhất đưa ra. Ví dụ, thiếu tướng Charles Bouchard - viên chỉ huy người
Canada chịu trách nhiệm về các chiến dịch trên không ở Libya nói, chính tay ông
phê chuẩn từng mục tiêu quân sự được chọn cho các cuộc không kích.
Tại Iraq, quyền phê chuẩn mục tiêu phụ thuộc vào mục tiêu là cái gì và thiệt hại phụ là như thế nào. Ví dụ, một cuộc không kích chống lại thành viên của Al Qaeda hoặc một tổ chức khủng bố khác sẽ đòi hỏi sự phê chuẩn của Bộ trưởng Quốc phòng nếu có nhiều khả năng nó gây thương vong cho dân thường. Nếu số lượng thương vong với dân thường thấp, quyền phê chuẩn sẽ thuộc về người đứng đầu liên quân tại Iraq. Nếu không kích không gây thiệt hại cho dân thường, quyền phê chuẩn thuộc về cấp chính quyền thấp hơn.
Bước 3: Xác định vũ khí và máy bay cần dùng
Ở đây, một nhóm khác sẽ xem xét lại mục tiêu và quyết định xem loại vũ khí nào dùng là tốt nhân và số lượng là bao nhiêu. Ví dụ, nếu không kích một hầm ngầm vững chắc thì không quân sẽ phải dùng bom BLU-109 - loại được thiết kế để xuyên bê tông. Nhóm này cũng xác định cần có bao nhiêu máy bay và cần xuất kích bao nhiêu lần để phóng vũ khí cũng như cung cấp thông tin cho một nhóm chuyên lên kế hoạch không kích.
Bước 4: Xây dựng và ban hành lệnh bay
Những người lập kế hoạch gửi chỉ dẫn với các thông tin về mọi thứ, từ kiểm soát
không lưu tới tình trạng lực lượng thân thiện trong khu vực.
Bước 5: Thực thi kế hoạch và ra quân
Máy bay cất cánh và hoàn tất sứ mệnh
Bước 6: Đáng giá
Liệu cuộc không kích có được kết quả như dự định không? Nếu mục tiêu đề ra là
phá hủy một hầm ngầm chứa đầy những vũ khí hủy diệt hàng loạt thì phải đảm bảo
rằng chính là nó và nó đã bị tiêu hủy.
Các mục tiêu nhạy cảm về thời gian
Đôi khi, những kế hoạch đã được lên cẩn thận lại bị gạt sang một bên. Nếu quân
đội phát hiện ra một đoàn xe chở một lãnh đạo khủng bố, họ phải hành động ngay
lập tức vì cơ hội này sẽ không kéo dài lâu hơn vài phút và không phải lúc nào
cũng có được sự phê chuẩn đúng lúc từ cấp cao.
Bước 1: Tìm kiếm
Một máy bay không người lái hoặc thiết bị cảm biến khác phát hiện được mục
tiêu, ví dụ là lãnh đạo quân nổi dậy ở Afghanistan.
Bước 2: Khóa mục tiêu
Thiết bị cảm biến, có thể là một máy bay không người lái Predator với máy quay
video, sẽ bám chặt mục tiêu.
Bước 3: Lần theo dấu
Thiết bị cảm biến sẽ đi theo mục tiêu hoặc cung cấp thông tin cập nhật về các
chuyển động của nó cho máy bay tấn công.
Bước 4: Chuẩn bị tấn công
Các chỉ huy quân sự phải đưa ra một loạt quyết định nhanh chóng để xác định
máy bay nào sẽ tấn công mục tiêu và bằng loại vũ khí nào. Trong trường hợp cần
phản ứng nhanh như vậy, nhân vật thông thường chịu trách nhiệm phê chuẩn mục
tiêu không có mặt thì việc đó sẽ được chuyển cho một chỉ huy quân sự. Loại máy
bay và vũ khí sử dụng phụ thuộc vào những cái đang có.
Bước 5: Tấn công
Mệnh lệnh được ban ra và máy bay đi không kích
Bước 6: Đánh giá
Xác định xem mục tiêu đã bị tiêu diệt chưa, nếu chưa thì có cần tiến hành vụ tấn
công thứ hai không.
- Lê Nguyễn (Theo PM Technology)