Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách khai thác công nghệ thương mại phương Tây, tích cực tiến hành các hoạt động gián điệp không gian mạng và mua nhiều tên lửa đối hạm, báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc cho hay.

TIN BÀI KHÁC:

Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự trong lễ kỷ niệm 60 ngày Hải quân Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Doseng.org)

Bắc Kinh tập trung tận dụng các công nghệ có liên quan tới quốc phòng "chủ yếu là của Mỹ" trong lĩnh vực tư nhân trong một nỗ lực phối hợp để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình và mở rộng tầm với của Trung Quốc tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc viết trong báo cáo thường niên trình lên Quốc hội hôm qua, 18/5.

Bản báo cáo cho biết Bắc Kinh đề ra mục tiêu thúc đẩy "hợp pháp và bất hợp pháp việc mua lại công nghệ liên quan tới quân sự và sử dụng lưỡng mục đích cho lợi ích của mình."

"Sự tương tác với các hãng sản xuất hàng không phương tây cũng có thể vô tình làm lợi cho ngành công nghiệp hàng không quốc phòng của Trung Quốc," Lầu Năm Góc cảnh báo.

Nhắc lại lời cảnh báo gần đây của các quan chức tình báo, Lầu Năm Góc cũng đổi lỗi cho Trung Quốc về việc "nhiều lần" xâm phạm không gian mạng của thế giới trong năm qua, mà mục tiêu là chính phủ Mỹ và các mạng lưới thương mại, bao gồm các công ty " hỗ trợ trực tiếp các chương trình quốc phòng của Mỹ".

Bản báo cáo cảnh báo rằng "Các nhân vật Trung Quốc là những thủ phạm hoạt động tích cực và dai dẳng nhất của hoạt động gián điệp kinh tế," và dự đoán những nỗ lực gián điệp này sẽ tiếp tục.

Đầu tư của Trung Quốc vào cuộc chiến không gian mạng là nguyên nhân gây nên "lo ngại", David Helvey, quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách vấn đề an ninh Đông Á và châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Bắc Kinh rõ ràng "đang tìm cách để sử dụng mạng internet cho các hoạt động tấn công," ông Helvey nói thêm.

Quân đội Mỹ từ lâu đã lo ngại rằng Trung Quốc có thể giới hạn phạm vi của các tàu hải quân Mỹ tại tây Thái Bình Dương với những vũ khí mới, báo cáo Lầu Năm Góc nhấn mạnh đế mối quan tâm này.

Trung Quốc "cũng đã nhận được một số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm trung thông thường (MRBMs) để tăng cường phạm vi ở nơi mà nó có thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác chống lại các mục tiêu mặt đất và tàu hải quân, bao gồm cả tàu sân bay hoạt động xa bờ biển của Trung Quốc," báo cáo cho biết.

Bắc Kinh đang đổ tiền vào một hệ thống phòng không tiên tiến, tàu ngầm, vũ khí chống vệ tinh và tên lửa đối hạm... Tất cả có thể được sử dụng để để cản trở tiếp cận của kẻ thù vào những khu vực chiến lược, như Biển Đông.

Các nhà chiến lược Mỹ - và một số nhà thầu quốc phòng - thường đề cập tới các mối đe dọa của loại tên lửa có tên gọi "sát thủ sân bay" của Trung Quốc, nhưng Helvey cho rằng vũ khí đối hạm hiện nay có "khả năng hạn chế hoạt động" của tên lửa này.

Ngân sác quốc phòng chính thức của Trung Quốc đã đạt mức 106 tỷ USD vào năm 2012, tăng 11,2%.

Tuy nhiên, báo cáo của Mỹ cho biết ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không bao gồm chi phí lớn như cải tiến các lực lượng hạt nhân hay mua vũ khí do nước ngoài sản xuất. Nếu cộng lại, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên con số 120-180 tỷ USD.

Tuy nhiên, chi tiêu cho quân sự của Mỹ vẫn còn vượt xa khoản đầu tư của Trung Quốc, với ngân sách Lầu Năm Góc đề xuất là hơn 600 tỷ USD vào năm 2013.

Mặc dù có một sự gia tăng bền vững trong chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ qua, nhưng Trung Quốc từng thất bại trong một số vụ phóng vệ tinh cũng như các dự án tham vọng để sản xuất máy bay chiến đầu thế hệ thứ năm và tàu sân bay hiện đại vẫn đối mặt với nhiều thử thách, báo cáo cho biết.

Trong lúc nỗ lực mở rộng nhiệm vụ truyền thống là chống cướp biển và hỗ trợ nhân đạo, ưu tiên hàng đầu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn là khả năng xung đột trong eo biển Đài Loan.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng cho biết Trung Quốc tập trung ngăn chặn Mỹ  hỗ trợ của Đài Loan.

Bản báo cáo trên được đưa ra khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu yêu cầu chính phủ Mỹ bán 66 máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan.

Sầm Hoa (Theo topnewstoday)