Nga và Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ trong đó có nội dung đe dọa sẽ tăng thêm lệnh trừng phạt với Syria.

Lực lượng vũ trang Syria trong một cuộc đụng độ vũ trang với những kẻ mà truyền hình gọi là "khủng bố', hôm 18/7 vừa qua.
Đây là lần thứ ba trong vòng 9 tháng Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết của mình tại HĐBA để ngăn việc trừng phạt Syria.

Trong số 15 thành viên thường trực, có 11 phiếu ủng hộ nghị quyết này. Nam Phi và Pakistan bỏ phiếu trắng.

Tại Hội đồng, Đại diện của Nga tại LHQ là Vitaly Churkin đã cáo buộc các thành viên phương Tây cố gắng tìm cách "thổi bùng ngọn lửa xung đột tại Hội đồng Bảo an".

"Bản dự thảo nghị quyết được bỏ phiếu thông qua đã dựa trên thành kiến. Đe dọa trừng phạt chỉ nhằm chĩa súng vào chính phủ Syria, và không phản ánh các thực tế tại đất nước này ngày hôm nay. Điều này lại càng mơ hồ khi xét trên khía cạnh những sự việc đã xảy ra với vụ tấn công khủng bố xảy ra tại Damascus" - ông Churkin nói.

Ngoại trưởng Anh William Hague là người đã soạn thảo nên nghị quyết này. Trước đó, ông Hague nói rằng cuộc khủng hoảng đang xấu đi cho thấy "nhu cầu cấp bách đối với chương 7 trong nghị quyết của HĐBA LHQ về vấn đề Syria".

Chương 7 trong nghị quyết này cho phép 15 thành viên của hội đồng có quyền ban hành lệnh trừng phạt cả về kinh tế lẫn ngoại giao, và can thiệp quân sự. Các quan chức Mỹ cho biết họ đang bàn về việc cấm vận Syria mà không can thiệp quân sự. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc tin rằng việc thông qua một nghị quyết như vậy có thể khiến cho 'kịch bản Libya' lặp lại.

Dự thảo nghị quyết do Nga soạn thảo đáng ra cũng sẽ được trình bày tại HĐBA, nhưng ông Churkin cho biết bản thảo này sẽ không được biểu quyết, sau khi một số thành viên của HĐBA thậm chí còn từ chối thảo luận về nó.

"Chúng tôi tin rằng tiếp tục tình trạng đối đầu tại HĐBA chỉ vô ích và phản tác dụng, và vì lý do này nên chúng tôi sẽ không trình bản dự thảo của chúng tôi để bỏ phiếu" - ông Chukin nói.

Trong khi đó, đại sứ Mỹ tại LHQ là bà Susan Rice đã chỉ trích Nga và Trung Quốc vì đã phủ quyết nghị quyết này. 

"Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và cả [đặc phái viên] Kofi Annan không phải chịu chỉ trích vì tình trạng bạo lực không ngừng tại Syria. Chính quyền Syria và các quốc gia cho đến giờ này vẫn từ chối đưa ra hành động (chống lại Syria) mới đáng chịu chỉ trích" - bà Rice nói.

Mỹ cũng từ chối bỏ phiếu cho một nghị quyết khác nhằm kéo dài sứ mệnh quan sát viên của LHQ tại Syria.

Lê Thu (theo RT)

Tổng thống Syria bất ngờ xuất hiện trên truyền hình
Tổng thống Syria Bashar Assad đã lần đầu xuất hiện từ sau vụ nổ bom tại Damascus khiến nhiều tướng lĩnh thân cận của ông thương vong.
 
Putin, Obama vẫn bất đồng về Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không thể giải quyết được các bất đồng về vấn đề Syria trong cuộc hội đàm qua điện thoại vào ngày hôm qua.
 
Tổng thống Syria "mất tăm" sau vụ đánh bom
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đột nhiên "mất tăm" sau vụ đánh bom khiến nhiều quan chức quốc phòng thương vong trong khi lực lượng nổi dậy đã tiến gần trung tâm Damascus, tuyên thệ "giải phóng" thủ đô.
 
Nhiều quan chức Quốc phòng Syria thương vong
;Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Daoud Rajha vừa thiệt mạng vì bị đánh bom tự sát tại một tòa nhà an ninh quốc gia ở Damascus. Thứ trưởng Quốc phòng - đồng thời là anh vợ của Tổng thống Syria - Assef Shawkat cũng bị thương rất nặng.
 
Nga đưa tàu chiến tới Syria
Nga đã phái một tàu chiến hạng tàu khu trục tới Syria hôm 10/7 và thêm 4 tàu khác cũng đang trên đường tới quốc gia bị bạo lực tàn phá này.
 
Nga ngừng chuyển vũ khí mới cho Syria
Nga sẽ không chuyển máy bay chiến đấu hoặc các vũ khí mới khác cho Syria trong khi tình hình ở đây vẫn còn bế tắc, phó giám đốc cơ quan giám sát mua bán vũ khí Nga cho biết hôm 9/7.